Đây là ý kiến của TS Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đưa ra tại hội thảo Định vị hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu do Viện Nghiên cứu kinh tế T.Ư và Báo điện tử Bzlive tổ chức ngày 23.10 tại Hà Nội.
Theo ông Lịch, số liệu 9 tháng qua lạm phát không đáng kể, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế đề ra, tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống mức 2,9%, tín dụng đạt trên 10%.
Nợ xấu đã được gói lại trong Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng VN (VAMC). Với lượng tín dụng tăng như hiện nay, ông Lịch cho rằng, đó là một tín hiệu để hy vọng quan hệ tín dụng giữa các tổ chức tín dụng và DN trở lại một cách bình thường vào năm 2016.
Ông Lịch kiến nghị: “Trong bối cảnh này, với lạm phát dưới 2%, từ đầu năm 2016 có thể giảm lãi suất trung và dài hạn khoảng 2% xuống còn 7% được không?”. Ông Lịch cũng đề nghị, Chính phủ nên xem xét lại kế hoạch phát hành 60.000 tỉ trái phiếu vào năm 2016, bởi nguồn tín dụng nhà nước dùng nhiều quá thì hết dư địa cho doanh nghiệp, khó có cơ hội dùng công cụ để hạ lãi suất.
Bình luận (0)