Hầu hết các vùng ở Trung Quốc đều có phong tục và sở thích trà đạo riêng. Nếu đến Bắc Kinh và Thiên Tân, bạn sẽ thấy trà được phục vụ trong những cái ly cực kỳ tân tiến với đế làm bằng một số hợp chất đen bóng (shiney), không thể phá vỡ.
Một quán trà ở Bắc Kinh |
easytourchina.com |
Tuy nhiên, tâm hồn Trung Quốc xưa cũ vẫn tồn tại ngay trong những chiếc ly hiện đại này, vì trà vẫn đựng trong ly có nắp đậy, gợi nhớ những cái tách trong quán trà ở Quảng Đông. Ngoài ra, người Bắc Kinh còn pha trà bằng cái ấm rất nhỏ và rót trà từ vòi. Riêng ở Thiên Tân, tầng lớp bình dân uống trà trong những chiếc chén lớn hơn nhiều so với chén ăn cơm bình thường.
“Trà xương thịt”, làm từ thịt heo có nêm tiêu và tỏi
Một số trà quán ở Bắc Kinh có dàn nhạc và ca sĩ phục vụ. Lần lượt những cô gái ngồi trên lễ đài sẽ đứng dậy, hát một thể loại sử thi, một tay cầm cặp khèn và tay kia đánh trống gợi nhớ không khí vùng Sơn Tây và Viễn Đông hoang dã.
Ở Trung Quốc có một món ăn rất đặc thù, phổ biến trong các khu vực Hoa kiều trên thế giới, đặc biệt là ở Singapore và Malaysia. Đó là súp bak kut teh, tức Nhục cốt trà (肉骨茶), nghĩa là “Trà xương thịt”, làm từ thịt heo có nêm tiêu và tỏi. Tuy cái tên có chữ “trà”, song món súp này không hề chứa trà dưới bất kỳ hình thức nào. Đơn giản là người ta thường dùng chúng trong lúc uống trà, đặc biệt là vào những ngày mưa.
Món bak kut teh (Trà xương thịt) phổ biến ở Trung Quốc, thường dùng kèm trong lúc uống trà |
courtesy of Singapore Tourism Board (languagecouncils.sg) |
Cảnh uống trà thời xưa ở Trung Quốc |
teadrunkacademy.com |
Ở Quảng Đông, các quán trà xuất hiện khắp nơi, từ thành thị cho tới nông thôn, phần lớn mở cửa cả ngày, song phổ biến nhất là vào sáng sớm và buổi trưa. Hầu hết những quán trà này đều cao vài tầng, uống trà ở tầng càng cao thì người ta càng trả nhiều tiền hơn. Vì ở tầng cao thường có dàn nhạc và ca sĩ hát tiếng Quảng Đông, phục vụ nhiều loại trà và thức ăn khác nhau theo phong cách cổ xưa nhất.
Việc rót trà cho người khác là thể hiện sự quý trọng. Người được mời trà sẽ tỏ thái độ cảm ơn bằng cách đặt đầu ngón tay lên bàn rồi uốn cong ngón tay gõ gõ giống như một người đang quỳ lạy, cám ơn người rót trà. Dĩ nhiên, ngoài trà còn có những khay đựng đủ loại thức ăn nhẹ, nóng hổi, ngọt và mặn, cho khách tha hồ lựa chọn.
Ở tỉnh Phúc Kiến có những loại trà hảo hạng rất đắt tiền. Du khách thường mua những loại này về làm quà. Trà giá cao song nhiều người lại thích uống bằng tách đất nung màu nâu mộc mạc, chứ không phải là loại tách sứ tốt nhất. Đơn giản là vì đất nung, xốp, hấp thụ một phần hương vị của trà. Tuy trà có vị đắng, song cung cấp hương vị thơm ngon, lưu lại ở cuối miệng, trong cổ họng của người uống khoảng vài phút.
Bề ngoài các ấm trà Trung Quốc thường khắc 3 ký tự thư pháp, biểu thị những tính chất đặc biệt của trà hảo hạng, đó là sắc (色: màu sắc), hương (香: mùi thơm) và vị (味: mùi vị)…
Ở tỉnh Chiết Giang và Giang Tô, người ta thích uống trà xanh hơn trà đen. Cách phục vụ trà phổ biến giống như phương Tây, sử dụng ấm trà nhưng tách thì không có tay cầm, hàng quán sang trọng giống như ở thành phố Tô Châu hoặc tương tự phong cách trà quán Hoa văn Liễu ở Thượng Hải.
Ở Mông Cổ, Tây Tạng và Tân Cương có cách pha trà đặc biệt. Người ta cắt một phần của cục gạch trà - loại trà ép thành gạch để thuận tiện cho việc vận chuyển bằng lạc đà hoặc la. Họ bỏ trà vào ấm rồi đun sôi, kế tiếp là đổ nước trà vào một vật hình trụ lớn bằng gỗ, cho bơ làm từ sữa lạc đà hoặc sữa bò vào, thêm một ít muối, khuấy đều cho đến khi chất lỏng sủi bọt. Cuối cùng người ta dùng chén gỗ đựng trà bơ rồi uống.
Ấm trà Nghi Hưng, còn gọi là ấm tử sa, làm từ đất sét tím Nghi Hưng |
amazon.com |
Nhìn chung, thú tiêu khiển này không phải là nghệ thuật. Một người Mông Cổ muốn mời bạn uống trà nhưng ngại rằng chén có thể bị bẩn, do đó đôi khi họ có thể liếm sạch chén bằng… lưỡi của họ trước khi rót trà vào. Điều này có thể làm bạn khó chịu, song đây là dấu hiệu của lòng hiếu khách và sự chào đón, bạn có thể cân nhắc trước khi uống.
Bình luận (0)