Thảo luận về dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu, Chủ tịch ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) Nguyễn Văn Thắng cho rằng, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nợ xấu phát sinh là tất yếu, còn cho vay còn nợ xấu. Trong đó có những nguyên nhân khách và chủ quan, nhưng nặng nhất xuất phát từ những cú sốc của nền kinh tế. Tại Việt Nam, theo ông Thắng nợ xấu phát sinh đột biến từ năm 2012 lên tới 17% tổng dư nợ. Nguyên nhân do khủng hoảng thị trường bất động sản, chứng khoán và nền kinh tế tăng trưởng nóng.
Thời gian qua, các ngân hàng đã xử lý nhưng nợ xấu nội bảng, tiềm ẩn... xấp xỉ 600.000 tỉ đồng chiếm 10,8% tổng dư nợ. “Việt Nam là quốc gia duy nhất có nợ xấu vượt 10% tổng dư nợ mà không có tổ chức tín dụng nào đổ vỡ, đó là sự cố gắng rất lớn. Trong khi các quốc gia có rất nhiều ngân hàng bị đổ vỡ", ông Thắng nói và đặc biệt lưu ý trong 600.000 tỉ đồng có tới 90% tiền của dân, 10% của ngân hàng. “Cho nên việc cấp bách xử lý, ban hành cơ chế đặc thù để bảo vệ cho người dân, người gửi tiền trong hệ thống. Làm sao chúng ta phải vận hành đưa 600.000 tỉ đồng quay trở lại kinh tế, số tiền này đủ xây dựng được 3 sân bay Long Thành”, ông Thắng phát biểu.
tin liên quan
2.000 giám đốc ngân hàng sẽ có quyền 'xiết nợ'?Đại biểu Đỗ Ngọc Phương (Quảng Bình), cũng đề nghị cần sớm ban hành Nghị quyết để xử lý cục máu đông nợ xấu, khơi thông dòng tín dụng. “Quốc hội ban hành là cấp bách, cần thiết, tạo hành lang để khơi dòng tín dụng. Điều quan trọng nghị quyết sẽ nâng cao nhận thức của người vay, người vay phải có ý thức thực hiện đúng trách nhiệm khi vay, thua lỗ phải chịu phải chấp nhận để TCTD bán tài sản thế chấp”, ĐB Phương nêu ý kiến.
Chia sẻ quan điểm này, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cũng đề nghị, nghị quyết ban hành phải có cơ chế mạnh mẽ, đặc thù để xử lý dứt điểm nợ xấu. Trong đó, không để tình trạng dây dưa, chây ì nợ xấu làm tổn hại đến hệ thống tài chính ngân hàng và sự phát triển của nền kinh tế.
Bình luận (0)