Mức mới này trong dự thảo Nghị quyết thuế bảo vệ môi trường trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá 14, sẽ thay thế cho mức 3.000 đồng/lít đang áp dụng. Bộ này cũng đề xuất tăng thuế môi trường với dầu diesel lên kịch khung 2.000 đồng/lít, thay cho mức 1.500 đồng/lít; thuế với dầu mazút, dầu nhờn tăng lên mức kịch khung 2.000 đồng/lít, thay cho mức 900 đồng/lít như hiện hành.
Theo Bộ Tài chính, đề xuất tăng thuế môi trường với xăng, dầu lên kịch khung như trên do việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo cam kết hội nhập. Cụ thể, thuế nhập khẩu xăng từ khu vực ASEAN từ 20% hiện nay giảm xuống 8% từ năm 2021 - 2022, 5% vào năm 2023 và 0% từ năm 2024 - 2027; thuế nhập khẩu với xăng nhập từ Hàn Quốc giảm về 10% từ năm 2018 - 2020, còn 8% từ năm 2021 - 2027. Còn dầu diesel giảm thuế nhập từ ASEAN và Hàn Quốc về 0% vào năm 2016…
Mặt khác, theo Bộ Tài chính, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN, hay Trung Quốc…
Với phương án đề xuất điều chỉnh nêu trên, Bộ Tài chính tính toán, số tiền thu thuế bảo vệ môi trường từ xăng dầu sẽ đạt 57.312 tỉ đồng/năm, tăng khoảng 15.684 tỉ đồng/năm so với mức thuế hiện nay.
Trước đó, trong năm 2017, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự luật thuế Bảo vệ môi trường (sửa đổi), trong đó có nội dung nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên tối đa 8.000 đồng/lít. Đề xuất này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân và các chuyên gia.
Bình luận (0)