1. Chông gai từ ý tưởng khởi nghiệp
Có một điểm chung trong những người khởi nghiệp là khi mới bắt đầu thì ai cũng hào hứng tuy nhiên chính sự nồng nhiệt ấy đôi khi trở thành con dao 2 lưỡi nguy hiểm.
Lê Nam Phương tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương, Hà Nội với tấm bằng loại giỏi nhưng anh đã khiến bố mẹ và bạn bè không khỏi ngạc nhiên khi tuyên bố bỏ việc lương vài ngàn đô ở một tập đoàn nước ngoài để ra… bán đồ ăn vặt.
Tính đến nay, suốt 10 năm liên tục khởi nghiệp rồi đi làm thuê rồi lại khởi nghiệp, Phương đã có ít nhất 4 lần thất bại. Chia sẻ với chúng tôi, Nam Phương cho biết: “Câu chuyện thất bại lần đầu của tôi bắt nguồn từ sự thiếu kiên định. Khi đó, kế hoạch của tôi là kinh doanh đồ ăn vặt giao tận nơi cho dân văn phòng, khi vừa mới tiếp cận thị trường một thời gian, nhận thấy thị trường đồ uống khả quan hơn. Lập tức, tôi chuyển hướng sang kinh doanh trà sữa. Vì làm quá nhanh mà bỏ qua việc nghiên cứu nghiêm túc khẩu vị khách hàng nên kế hoạch của tôi nhanh chóng thất bại”.
Vừa bước chân vào thị trường, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng đứng núi này trông núi nọ. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, mọi thành công đều cần thời gian và lòng kiên định. Hãy tập trung đầu tư vào khâu chọn sản phẩm thật kỹ, sau đó là nghiêm túc phát triển, xây dựng thương hiệu, quảng cáo và bán hàng. Bạn phải kiên trì bền bỉ mới mong chạm tay vào thành công.
2. Tìm kiếm bạn đồng hành đáng tin cậy
Những câu chuyện khởi nghiệp thường đề cao quá nhiều đến vấn đề cá nhân. Nhưng có thể bạn chưa biết rằng một mình Steve Jobs không thể khởi nghiệp thành công nếu thiếu thiên tài kỹ thuật Steve Wozniak và tư duy marketing của Mike Markkula. Tìm được cộng sự khởi nghiệp là một công cuộc khó khăn và vất vả bậc nhất. Khi bạn chưa chứng minh được tiềm năng thành công, hiếm có ai sẵn sàng đi theo bạn hoặc khó khăn sẽ dễ khiến những người bạn đồng hành nhanh chóng bỏ cuộc.
Trường hợp của Kiều Linh, tốt nghiệp cử nhân tại Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Với khối kinh nghiệm dịch thuật từ khi còn là sinh viên cộng thêm bốn năm làm việc tại công ty nước ngoài, Linh tự tin cùng 2 người bạn thành lập một công ty dịch thuật chuyên nghiệp để đón đầu xu thế đầu tư Hàn - Nhật. Trung tâm được đầu tư rất bài bản nhưng chỉ lay lắt được vài tháng thì dừng hoạt động. Nguyên nhân chính là do không ai trong số các cổ đông có thể nghỉ việc để về làm toàn thời gian cho trung tâm.
Linh rút ra kinh nghiệm: “Sau này, khi quyết định đầu tư, tôi luôn tự hỏi những ai sẽ quyết định làm toàn thời gian, sống chết cho dự án này. Bạn cần phải có người xắn tay vào làm việc nghiêm túc mới có thể hy vọng thành công mới mỉm cười với bạn”.
3. Vốn - câu hỏi quan trọng nhất của mọi dự án khả thi
Tại thị trường Việt Nam hiện nay, việc gọi vốn là vô cùng chông gai do các nhà đầu tư trong nước chủ yếu mang tính chất nhỏ lẻ. Minh Khôi - một start-up công nghệ khá thành công chia sẻ. Ban đầu, việc thuyết phục các nhà đầu tư chuyên nghiệp rót vốn khi bạn chưa có thành tích nổi bật là điều cực kỳ khó khăn.
Tưởng chừng việc kinh doanh của Khôi đã đi vào ngõ cụt, cho đến khi anh tìm đến việc vay ngân hàng - phương án tưởng chừng cũ nhưng chưa bao giờ hết hiệu quả.
Tiêu biểu cho vấn đề này, có thể kể đến gói cho vay sản xuất kinh doanh của BIDV. Được biết đến như ngân hàng hàng đầu Việt Nam về các sản phẩm cho vay, chương trình này của BIDV được thiết kế phù hợp với những người có nhu cầu vay vốn kinh doanh. Tham gia gói Tín dụng, khách hàng có thể lựa chọn linh hoạt các gói vay khác nhau, lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,9%/năm đối với các khoản vay dưới 06 tháng và từ 7,2%/năm đối với các khoản vay từ 06 tháng đến 11 tháng, giúp khách hàng chủ động cân đối nguồn tài chính và các kế hoạch kinh doanh.
4. Những cái kết ngọt ngào
Sau nhiều nỗ lực thăng trầm, hiện nay Minh Khôi đã xây dựng thành công cho mình một cơ ngơi kinh doanh hiệu quả. Riêng Kiều Linh, tuy đã quay lại với công việc văn phòng nhưng kinh nghiệm từ những ngày khởi nghiệp đã giúp cô rất nhiều trong tư duy công việc.
Khởi nghiệp không phải là trò chơi của người trẻ mà là trận chiến tôi rèn bản lĩnh của cá nhân và tạo thêm nhiều hy vọng cho sự phát triển của Việt Nam.
Bình luận (0)