Cụ thể, theo kế hoạch, việc bắt đầu cấp visa khởi nghiệp sẽ có hiệu lực từ ngày 17.7.2017, nhưng Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) hôm 10.7 thông báo rằng chương trình cấp loại visa này sẽ bị hoãn lại cho tới ngày 14.3.2018.
CNN cho biết trong thời gian tạm hoãn, DHS sẽ lấy ý kiến của công chúng và “cuối cùng có thể đi đến quyết định loại bỏ chương trình cấp visa khởi nghiệp”.
Theo dự thảo luật Doanh nhân quốc tế được DHS công bố vào giữa năm ngoái, để nhận được visa khởi nghiệp, các doanh nhân phải sở hữu ít nhất 15% một công ty khởi nghiệp ở Mỹ, phải chứng minh được tiềm năng tăng trưởng của công ty, huy động được vốn từ các nhà đầu tư tên tuổi của Mỹ và có thể mang lại “lợi ích lớn” cho nước này. Luật sẽ cho phép doanh nhân có visa khởi nghiệp được ở Mỹ tối đa hai năm. Sau đó, những người này có thể nộp đơn gia hạn ở lại thêm ba năm nữa nếu công ty của họ cho thấy sức tăng trưởng cũng như lợi ích cho người dân bản xứ như tạo ra việc làm, tăng doanh thu.
tin liên quan
Ngành công nghệ Ấn Độ gặp khó vì lệnh cấm thị thực của MỹCác công ty công nghệ ở Ấn Độ đang ở vào giai đoạn tái cấu trúc lớn khi nhân lực của ngành bị dư thừa.
Todd Schulte, Chủ tịch của FWD.us, một nhóm cải cách nhập cư được thành lập bởi CEO Facebook Mark Zuckerberg và các nhà lãnh đạo công nghệ khác, đã gọi quyết định trên là một “bước đi thụt lùi”. “Chúng ta nên khuyến khích các doanh nhân đưa những ý tưởng đổi mới, chuyên môn, tài năng và những kỹ năng độc đáo của họ đến với đất nước chúng ta, thay vì khuyến khích họ chuyển sang làm việc cho những đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài”, Shulte nói.
Max Levchin, đồng sáng lập PayPal đồng thời cũng là một người Mỹ nhập cư từ Ukraine, bày tỏ: “Là một người nhập cư hợp pháp và doanh nhân đã tạo ra hàng chục ngàn việc làm ở Mỹ, tôi cảm thấy quá thất vọng với quyết định này”.
Được biết, một số nước như Canada và Pháp đã thực hiện những thay đổi lớn trong việc cấp thị thực nhằm thu hút nhiều doanh nhân tài năng trên toàn cầu. Trong khi đó, những người muốn đến Mỹ làm việc lại gặp phải rào cản khắt khe từ chính quyền mới. Bên cạnh động thái trì hoãn cấp visa khởi nghiệp, một trong những cản trở gần đây nhất là quyết định siết chặt việc cấp visa H-1B, một loại thị thực phổ biến dành cho lao động nước ngoài có trình độ cao.
tin liên quan
Mỹ siết chặt visa H-1B gây khó khăn cho lao động nước ngoàiChính quyền Tổng thống Donald Trump vừa đưa ra cảnh báo nghiêm khắc đối với chương trình xin visa H-1B, gây ra nhiều khó khăn cho người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Mỹ.
Bình luận (0)