Nhờ nhiều cải cách do ông Đặng Tiểu Bình đưa ra hồi thập niên 1970, Trung Quốc tiến vào quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
"Phép màu" kinh tế Trung Quốc tiếp tục thể hiện trong thời gian tới, với GDP bình quân đầu người của nước này lên hạng 64 trong tổng số 136 nước vào năm 2022, tăng mạnh từ hạng 133 hồi năm 1992. Năm 1992, Trung Quốc thuộc top các nước nghèo nhất thế giới, đồng hạng với Haiti, và có hơn một nửa dân số sống dưới mức 2 USD/ngày.
Mức GDP bình quân đầu người 16.676 USD ở thời điểm hiện tại đã cao hơn Brazil sau khi điều chỉnh sức mua, theo phân tích của Bloomberd dựa trên số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
|
Quan trọng hơn, mức tăng GDP bình quân đầu người có đem lại nhiều lợi ích hữu hình. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), người Trung Quốc hiện tại sống lâu hơn sáu năm so với hồi năm 1992. Tất cả dân đều có điện dùng và chưa đầy 2% dân số sống dưới mức nghèo đói toàn cầu. Mức thâm hụt năng lượng calorie trung bình của người dân cũng giảm hơn một nửa.
5 năm tới, tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người ở Trung Quốc sẽ vượt qua Mexico và quốc gia giàu dầu thô Azerbaijan để đứng sau Argentina một chút. Sự thay đổi liên tục từ nước từng dựa vào ngành sản xuất đến nền kinh tế dựa vào dịch vụ có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế Đại lục. Dù vậy, tiến bộ kinh tế có thể đi kèm với khoảng cách thu nhập gia tăng cùng vấn đề như ô nhiễm môi trường.
|
Cũng như Trung Quốc, các quốc gia thành viên G-20 Ấn độ, Hàn Quốc và Indonesia cũng được dự báo có GDP bình quân đầu người tăng ở mức hai chữ số giai đoạn 1992 - 2022. Mỹ vẫn sẽ giữ vị trí thứ 10 thế giới cuối giai đoạn trên.
Trung Quốc cũng đang nổi bật trong nhóm nước BRICS (gồm Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi) khi ngày càng thu hẹp khoảng cách với Nga, vượt Nam Phi và Brazil lần lượt vào năm 2014, 2016.
Dù đạt được nhiều tiến bộ, Đại lục chưa thu hẹp được khoảng cách trong thu nhập giữa nước này và các nền kinh tế giàu nhất thế giới. Thu nhập trung bình ở Nhật Bản và Mỹ hiện lần lượt là 26.000 USD và 43.000 USD. 5 năm kế tiếp, khoảng cách thu nhập giữa Trung Quốc và các nước này vẫn sẽ lớn.
|
tin liên quan
Bốn vấn đề đau đầu nhất của kinh tế Trung QuốcCuộc điều tra các doanh nghiệp thực hiện thương vụ với nước ngoài hàng đầu của Trung Quốc thể hiện bốn vấn đề nổi cộm nhất với kinh tế nước này ở thời điểm hiện tại.
Bình luận (0)