Thuế thu nhập cá nhân quá sức chịu đựng: Cần chính sách hỗ trợ người nộp thuế

22/08/2017 07:42 GMT+7

Dự thảo sửa đổi luật Thuế thu nhập cá nhân dự kiến áp dụng từ năm 2019 chỉ thay đổi khung thuế suất mà chưa tính đến những chi phí hợp lý, hợp lệ của người nộp thuế .

Doanh nghiệp được trừ năm sau, cá nhân không được
Luật sư Trần Xoa - Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, cho hay quy định hiện nay có xét giảm thuế khi người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm tính thuế sẽ được xét giảm số thuế phải nộp. Có 42 bệnh hiểm nghèo như ung thư, nhồi máu cơ tim lần đầu, đột quỵ, liệt hai chi, bại liệt... Bất cập là chi phí khám chữa bệnh cao hơn số thuế phải đóng thì người nộp thuế cũng chỉ được giảm tiền thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trong năm đó.

tin liên quan

Thuế thu nhập cá nhân vẫn quá sức chịu đựng
Dự thảo sửa đổi luật Thuế thu nhập cá nhân lần này của Bộ Tài chính vừa công bố vẫn chưa khuyến khích người tài, nhân lực chất lượng cao cũng như khoan sức cho người thu nhập thấp và trung bình.
Ví dụ, trong năm tiền khám chữa bệnh 100 triệu đồng trong khi tiền thuế 10 - 20 triệu đồng (đa số người nộp thuế hiện nay đóng thuế mức này) thì số thuế được giảm cũng chỉ 10 - 20 triệu đồng. Người nộp thuế không được mang chi phí khám chữa bệnh còn lại trừ vào chi phí các năm sau. Trong khi doanh nghiệp (DN) kinh doanh lỗ có thể được trừ cho các năm sau. Điều này không tạo ra công bằng giữa DN và cá nhân. “Trong cuộc sống có nhiều thứ bệnh không nằm trong danh mục bệnh hiểm nghèo nhưng phải chạy chữa rất tốn kém, thậm chí nếu không chạy chữa có thể dẫn đến chết. Một người bình thường đau ốm nhẹ như cảm, đau răng, ruột thừa... cũng đã tốn tiền chạy chữa nhưng đều không được trừ thuế. Đó là điều bất hợp lý” - ông Xoa nói.
Chỉ được giảm thuế cho 42 bệnh hiểm nghèo trong khi từ ngày 1.6.2017 hơn 1.900 dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế công lập chính thức tăng giá, bao gồm giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khỏe; giá dịch vụ ngày giường điều trị; giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng bệnh viện.
Nhóm dịch vụ khám bệnh và dịch vụ ngày giường điều trị có mức tăng giá rất mạnh, cao gấp 2 - 4 lần so với giá trước đó. Ông Nguyễn Thái Sơn - nguyên Trưởng phòng Thuế TNCN Cục Thuế TP.HCM, đánh giá người lao động luôn có những chi phí phát sinh trong cuộc sống. Muốn có thu nhập để đóng thuế, họ cần chi những khoản như sức khỏe, chi phí đào tạo, trang thiết bị... Việc giảm trừ gia cảnh 9 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và 3,6 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc khó có thể chi trả hết những chi phí như y tế, học hành, lãi vay nợ ngân hàng...
"Đó là lý do vì sao cùng một thu nhập nhưng người VN sẽ có tỷ lệ thuế trên thu nhập cao hơn các nước rất nhiều. Một số nước phát triển áp dụng sắc thuế TNCN cho trừ đi các khoản chi phí cần thiết và hợp lý hơn. Chẳng hạn như Mỹ cho trừ đi một khoản tiết kiệm cho tài khoản khi về hưu 5.000 USD" - ông Nguyễn Thái Sơn nói và kiến nghị, dự thảo Thuế TNCN lần này cần bổ sung cho phép trừ đi một số chi phí, hay giảm số thuế để hỗ trợ người nộp thuế hơn.

tin liên quan

Giảm bậc thuế thu nhập cá nhân
Chiều 15.8, Bộ Tài chính tổ chức họp báo chuyên đề thông tin chính thức về việc xây dựng một dự án luật sửa đổi 5 luật để chuẩn bị trình Chính phủ và Quốc hội trong thời gian tới gồm:
Người phụ thuộc ăn ít hơn người nộp thuế?
Đáng nói, việc xác định người phụ thuộc có thu nhập không quá 1 triệu đồng/tháng được áp dụng từ năm 2013 đến nay đã quá lạc hậu nhưng dự thảo lần này không đề cập chỉnh sửa.
Theo TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM, với quy định này, người có thu nhập 1,1 triệu đồng cũng không được giảm trừ theo người nộp thuế trong khi số tiền này không thể đủ cho họ tự sống. Mức thu nhập này còn thua xa chuẩn nghèo của TP.HCM áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 là 1,75 triệu đồng/người/tháng trở xuống.
Còn theo quy định chung của VN giai đoạn 2016 - 2020 thì người có thu nhập 1 triệu đồng/tháng ở khu vực nông thôn và 1,3 triệu đồng/tháng ở khu vực thành thị là được xếp vào danh sách cận nghèo. “Theo các quy định, người ở chuẩn cận nghèo và nghèo là phải được nhà nước có các chính sách hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội. Do đó Bộ Tài chính cần xem xét điều chỉnh lại quy định về thu nhập của người phụ thuộc cho phù hợp với các luật hiện hành khác của VN. Bên cạnh đó cần tính toán đến việc nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc để đảm bảo cuộc sống của người dân”, TS Nguyễn Văn Thuận chia sẻ.
Ở góc nhìn khác, ngay cả mức giảm trừ gia cảnh vẫn giữ nguyên là 3,6 triệu đồng/tháng trong nhiều năm liền là không hợp lý. Mức giảm trừ này thấp hơn cả lương tối thiểu quy định của các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hiện hành là 3,75 triệu đồng/tháng (lương tối thiểu vùng 1 từ đầu năm 2018 sẽ tăng lên 3,98 triệu đồng/tháng).
Vì sao bản thân người nộp thuế được khấu trừ đến 9 triệu đồng nhưng một người phụ thuộc đi theo chỉ được trừ 3,6 triệu đồng/tháng? Phải chăng người phụ thuộc lại ăn ít hơn, chi tiêu ít hơn người nộp thuế? Bộ Tài chính có thể liệt kê tất cả chi phí cần thiết cho cuộc sống của một người để đưa ra tính toán cụ thể và hợp lý hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.