Đám mây phân tử Chamaeleon I, cách trái đất hơn 500 năm ánh sáng |
NASA/ESA/CSA |
“Đây là những thành phần quan trọng của các phân tử tiền sinh học như axít amino, và vì thế có thể nói chúng là những vật liệu cơ bản của sự sống”, theo nhà thiên văn học Maria Drozdovskaya của Đại học Bern (Đức), một trong những người tham gia việc phân tích dữ liệu của kính James Webb.
Bên cạnh đó, từ cùng dữ liệu trên, đội ngũ chuyên gia quốc tế do nhà thiên văn học Melissa McClure của Đại học Leiden (Hà Lan) dẫn đầu cũng phát hiện bên trong đám mây phân tử Chamaeleon I những dạng đông lạnh của các phân tử phức tạp hơn, như nước, khí mêtan, carbonyl sulfide và phân tử sinh học methanol, theo báo cáo trên chuyên san Nature Astronomy.
Những khối lạnh, cô đặc của các đám mây phân tử là nơi những hệ thống sao và hành tinh hình thành. Các nhà khoa học tin rằng CHONS và những phân tử đã từng hiện diện trong đám mây phân tử “thai nghén” mặt trời, và một số vật liệu được chuyển đến trái đất sau đó thông qua các vụ va chạm với sao chổi và tiểu hành tinh.
Dù các thành phần và phân tử tìm thấy bên trong đám mây Chamaeleon I hiện vẫn âm thầm lơ lửng giữa không gian, một ngày trong tương lai chúng có thể đóng góp vào quá trình hình thành các hành tinh, chuyển giao những vật liệu cần thiết cho sự trỗi dậy của sự sống ở những hành tinh non trẻ.
NASA công bố hình ảnh thẳm sâu nhất từng ghi nhận được của vũ trụ do kính viễn vọng James Webb chụp |
Thông qua phát hiện mới, nhà thiên văn học Will Rocha của Đài thiên văn Leiden (Hà Lan) cho rằng sự hiện diện của các phân tử tiền sinh học bên trong những hệ thống hành tinh có thể là kết quả thường thấy của quá trình hình thành sao, chứ không chỉ là đặc điểm chỉ có ở hệ mặt trời.
Bình luận (0)