Kinh nghiệm chọn chương trình đào tạo liên kết quốc tế

17/09/2013 05:05 GMT+7

Chương trình liên kết quốc tế được xem là hình thức du học tại chỗ hiệu quả, giúp sinh viên có được tấm bằng quốc tế với chi phí tiết kiệm nhất. Hiện nay, nhiều trường đại học đã và đang triển khai hình thức này.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy làm thế nào để lựa chọn một chương trình đào tạo quốc tế phù hợp vẫn là băn khoăn của không ít bạn trẻ và gia đình. Để giúp sinh viên (SV) và phụ huynh có sự lựa chọn hợp lý, chúng tôi mạn phép đưa ra ba tiêu chí sau:

Mô hình du học tại chỗ toàn phần hay bán phần ?

Du học tại chỗ bán phần xuất hiện từ khá lâu ở Việt Nam. Đối với bậc cử nhân, trong khuôn khổ hệ đào tạo 4 năm, phổ biến nhất là liên kết 2+2 hoặc 3+1 (2 năm trong nước, 2 năm chuyển tiếp sang trường ĐH nước ngoài, hoặc 3 năm trong nước, 1 năm học ở nước ngoài). Với hình thức này, các bạn trẻ được trải nghiệm đời sống của một sinh viên quốc tế.

Tuy vậy, chi phí học tập và sinh hoạt tại nước ngoài khá cao. Đặc biệt, phụ huynh và các bạn trẻ cần lưu ý: đa số các chương trình đều quy định khi theo học SV bắt buộc phải hoàn thành đủ số năm quy định mới được cấp bằng. Do đó, nếu SV về nước trước thời hạn vì lý do cá nhân (sức khỏe, gia đình, kinh tế...) khi chưa học xong sẽ không được cấp bằng. Khi ấy, chỉ các SV từng trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh quốc gia mới “may mắn” có cơ hội hoàn thành chương trình theo đúng nguyện vọng 1, nhưng chỉ có thể lấy bằng đại học trong nước. Còn lại, với hầu hết các em, việc về nước khi khóa học chưa kết thúc cũng đồng nghĩa với sự từ bỏ thành quả bao năm cố gắng.

Trong khi đó, du học tại chỗ toàn phần (mô hình 4+0 cho bậc đại học) khắc phục được rủi ro nói trên, giúp phụ huynh và thí sinh an tâm về đầu ra, với bằng cấp được quốc tế và Bộ GD-ĐT Việt Nam công nhận, đặc biệt là mức học phí hợp lý.

Có thể nói, những chương trình đào tạo có nhiều tùy chọn, kết hợp linh hoạt 2 hình thức trên là sự lựa chọn mở và an toàn giúp SV vừa có cơ hội ra nước ngoài học (khi điều kiện gia đình thuận lợi), vừa yên tâm hoàn thành tốt chương trình với tấm bằng quốc tế danh giá ngay trong nước.

Tiếng Anh - chìa khóa của thành công

Chương trình liên kết nào cũng giúp SV trau dồi khả năng Anh ngữ nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở việc giảng dạy tiếng Anh song song với các môn học khác. Điều này khiến người học, đặc biệt là những em chưa có đủ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành ít nhiều gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức.

Để hiện thực hóa ước mơ du học không chỉ về hình thức (bằng cấp) mà còn về chất lượng, quý phụ huynh nên quan tâm đến vấn đề giảng dạy tiếng Anh ở các chương trình liên kết. Đặc biệt, nên ưu tiên những chương trình có đào tạo tiếng Anh học thuật bài bản trước khi dạy các môn chuyên ngành. Một khi tiếng Anh lưu loát, SV sẽ tự tin và tiếp thu bài giảng một cách dễ dàng.

Tỷ lệ “ngoại” của đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo của chương trình liên kết. Các bạn trẻ nên tìm hiểu xem tỷ lệ giảng viên nước ngoài của chương trình đó là bao nhiêu. Thông thường các chương trình liên kết quốc tế tại VN có sự kết hợp giữa giảng viên nước ngoài và Việt Nam theo tỷ lệ 5:5 (một nửa giảng viên trong nước, một nửa giảng viên người nước ngoài hoặc 3:7 (30% giảng viên nước ngoài, 70% giảng viên trong nước) - như vậy, không phải tất cả các môn học đều có giảng viên nước ngoài giảng dạy. SV nên ưu tiên chọn chương trình có nhiều cơ hội cọ xát với giảng viên nước ngoài, đặc biệt là các giảng viên chính quy được cử từ trường liên kết sang giảng dạy. (Y Linh)

Hiện nay, một trong những chương trình liên kết được nhiều SV chú ý là chương trình Cử nhân kinh doanh liên kết của ĐH Tài chính - Marketing (UFM, TP.HCM) với ĐH HELP (HELP, Malaysia). Mô hình du học linh hoạt: toàn phần tại Việt Nam 4+0, hoặc 2+2, hoặc 3+1. Với SV đang học tập tại Malaysia có nhu cầu về nước (vì lý do cá nhân) khi chưa kịp hoàn thành khóa học vẫn được tiếp tục chương trình ở Việt Nam cho đến lúc nhận bằng tốt nghiệp. Sự thiếu tự tin về khả năng ngoại ngữ của SV sẽ được khắc phục nhờ được đào tạo tiếng Anh bài bản trong năm đầu tiên, nhằm đạt trình độ IELTS 5.5 - 6.0. Đặc biệt, tất cả các môn học đều có sự kết hợp của giảng viên chính quy từ HELP và UFM.

Chương trình Cử nhân kinh doanh liên kết giữa ĐH Tài chính - Makerting và ĐH HELP sẽ khai giảng vào tháng 10.2013. Hạn nộp hồ sơ: 30.9.2013. Chi tiết liên hệ Trung tâm hợp tác quốc tế - Số 2C, Phổ Quang, Q.Tân Bình; ĐT: 08084768; Hotline: 0949121921, 0909734206, 0983373450; email: [email protected] - website: www.cic.ufm.edu.vn.

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.