Trong cuộc phỏng vấn xin việc, ứng viên nào cũng muốn đưa ra câu trả lời nổi bật hơn những người còn lại. Điều đó có nghĩa là mỗi người cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi khó được thiết kế để làm họ bối rối.
tin liên quan
Nhân viên Google giảm niềm tin vào CEO Sundar Pichai“Tôi đã nghĩ đó là một trò đùa ngày cá tháng tư”, ông Pichai kể lại. Khi ấy, ông trả lời thật là mình không thể giải đáp câu hỏi vì chưa được dùng sản phẩm. “Khi một người tuyển dụng hỏi tôi rằng bạn có biết Gmail chưa, đó mới chỉ là vòng phỏng vấn thứ tư. Tôi trả lời không, và ông ấy đưa tôi xem Gmail. Khi người phỏng vấn thứ năm hỏi tiếp rằng tôi nghĩ gì về Gmail, tôi mới bắt đầu trả lời được”, ông Pichai nói thêm.
Trong trường hợp như ông Pichai, hầu hết ứng viên cố gắng “bịa” ra thứ gì đó trước khi chuyển sang câu hỏi kế tiếp. Pichai làm điều ngược lại và cuối cùng gây ấn tượng với những người phỏng vấn. Ông được nhận vào Google. Câu trả lời của ông thể hiện “sự khiêm tốn trí tuệ”, tức sẵn sàng thừa nhận những gì bạn không biết. Giới khoa học cũng cho rằng những người như thế có khả năng học tốt hơn.
Cựu phó giám đốc điều hành hoạt động nhân sự của Google Laszlo Bock cho hay đây là một trong các phẩm chất hàng đầu mà ông tìm kiếm ở ứng viên. Pichai thì cho rằng mỗi câu trả lời “tôi không biết” là cơ hội để chính mình học hỏi. Sau khi thành thật với người phỏng vấn thứ tư, ông có cơ hội lướt qua Gmail và hiểu rõ hơn về sản phẩm để trình bày những gì mình nghĩ với người phỏng vấn kế tiếp.
Theo CNBC, Pichai đã trình bày kịch bản trường hợp tốt nhất: Chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn, song cũng quản lý được các tình huống năng động hơn bằng sự tôn trọng và thẳng thắn. Trong hàng triệu hồ sơ xin việc nộp về Google mỗi năm, cơ hội để một người được tuyển dụng chỉ là 0,2%. Cách CEO Google ứng phó với câu hỏi khó phần nào gợi ý cách trả lời thông minh khi ứng tuyển vào các hãng công nghệ lớn.
Bình luận (0)