Đài RT dẫn báo cáo của công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng Standard Chartered (Anh) dự báo các nền kinh tế mới nổi sẽ vươn lên chiếm 7 trong 10 vị trí dẫn đầu thế giới vào năm 2030, trong đó Ấn Độ có thể vươn lên thứ 2.
Dự báo dài hạn cũng cho thấy Trung Quốc sẽ soán ngôi nền kinh tế đứng đầu thế giới của Mỹ vào năm 2020. Cũng trong thời gian này, Indonesia có thể chen chân vào nhóm 5 nước đứng đầu danh sách.
“Ấn Độ là nước thay đổi đáng chú ý nhất, với đà tăng trưởng đạt 7,8% sau năm 2020 một phần nhờ tiếp tục cải cách, trong đó có việc đưa ra thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) cũng như Bộ luật phá sản Ấn Độ”, báo cáo phân tích.
Theo các chuyên gia, dù dân số già hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng toàn cầu nhưng Ấn Độ sẽ chịu ít ảnh hưởng nhờ có bộ phận dân số trẻ đông đảo, với gần 50% dưới 25 tuổi. Trong khi đó, nền kinh tế này hiện xếp thứ 6 thế giới.
“Thế hệ trẻ với tham vọng cao sẽ tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa tiêu dùng trong nền kinh tế Ấn Độ”, theo báo cáo.
Dự báo Ấn Độ sẽ cần tạo 100 triệu việc làm mới trong ngành dịch vụ và sản xuất công nghiệp vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu việc làm khổng lồ.
“Ấn Độ cần đào tạo khoảng 10 triệu lao động hằng năm nhưng hiện chỉ có khả năng đào tạo khoảng 4,5 triệu người”, báo cáo thông tin thêm.
Bình luận (0)