Ông Nguyễn Đình Cung (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư đã khẳng định và phân tích cụ thể những dấu hiệu phục hồi khi trả lời Báo Thanh Niên về xu hướng kinh tế VN năm 2015.
* Ông có thể nêu rõ những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế ?
Ảnh: Mạnh Quân |
* Nhìn về kinh tế năm 2015, ông thấy có những triển vọng phát triển nào?
- Tôi cho rằng kinh tế năm 2015 cũng sẽ có nhiều tín hiệu tích cực hơn nhờ những cải cách mang tính thể chế, về kinh tế được thực hiện ngay từ năm 2014. Rõ nhất là việc Quốc hội đã thông qua các luật Đầu tư (sửa đổi), luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và một số luật thuế; giảm rào cản gia nhập thị trường, giảm thủ tục, thời gian cho các hoạt động đăng ký kinh doanh, đầu tư, đảm bảo quyền tự do kinh doanh… của DN. Nghị quyết số 19 của Chính phủ cũng là thúc đẩy giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Tất cả những điều này, là những cải cách, theo tôi, mười mấy năm qua mới đạt được. Nó sẽ tạo động lực mới cho kinh doanh, đầu tư và tôi tin sẽ đem lại những thay đổi về chất cho kinh tế VN thời gian tới.
Về đối ngoại, hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) mà VN đã ký và sẽ ký kết trong thời gian tới như FTA với EU, Hàn Quốc, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)... sẽ tạo nhiều nhiều cơ hội cho các DN nội địa. Ngoài ra, yếu tố về giá dầu giảm nhìn toàn cục sẽ có tác dụng tốt cho kinh tế VN.
* Theo ông, xu hướng giải thể, phá sản các dn có còn tiếp diễn?
- Tôi nghĩ là xu hướng giải thể, phá sản DN sẽ giảm dần. Lãi suất đang trong xu hướng giảm, các chi phí đầu tư, kinh doanh giảm thì cơ hội kinh doanh của DN nhiều hơn. Năm 2015 sẽ phục hồi phần nào sức lực của cộng đồng DN đã bị hao mòn trong những năm khó khăn nhất như các năm 2008 - 2009 đến nay. Việc cải cách khối DN nhà nước, năm 2014 đã làm khá mạnh nhưng nếu năm 2015 làm quyết liệt hơn cũng sẽ đem lại nhiều yếu tố thay đổi tích cực. Nếu tổ chức tốt thị trường mua bán nợ, tập trung giải quyết thì nợ xấu, sở hữu chéo trong ngân hàng sẽ giảm dần. Kinh tế có nhiều thuận lợi như vậy nhưng nhìn chung, để trở lại thời kỳ tăng trưởng mạnh 7 - 8% như trước đây thì còn phải quyết tâm, cải cách mạnh mẽ hơn nữa và nếu chúng ta tận dụng, cởi trói cho sản xuất, kinh doanh, chúng ta còn có cơ hội, còn dư địa để đạt mức tăng trưởng này.
Bình luận (0)