Thế nhưng, tác giả cuốn sách - nhà báo Ngọc Trân - lại có lập luận riêng. Là một nhà báo giữ vai trò cố vấn biên tập Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư, giảng viên thỉnh giảng Khoa Báo chí và Truyền thông Trường đại học KH-XH và NV TP.HCM, từng làm việc cho Báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn... theo ông, kinh tế học chỉ dựa trên một số khái niệm cơ bản và bạn chỉ cần nắm được những khái niệm đó cùng một số thuật ngữ kinh tế là đủ; sau này, nếu có hứng thú thì hãy học thêm. Luận điểm này khá gần với nhà kinh tế học Milton Friedman (Mỹ) khi ông từng cho rằng kinh tế học là môn học hấp dẫn vì những nguyên tắc căn bản của nó đơn giản đến mức có thể viết ra trong một trang giấy, và bất cứ ai cũng hiểu được.
Với luận điểm trên, trong sách tác giả chỉ sẽ thảo luận các nội dung cơ bản của kinh tế học nhưng không tách bạch kinh tế vĩ mô với vi mô như truyền thống, không đi vào chi tiết, cũng không cung cấp các công thức phức tạp - thứ mà chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng quên đi vì không thường xuyên sử dụng đến. Dù vậy, người đọc vẫn tìm thấy thuyết bàn tay vô hình, quy luật cung cầu, chi phí cơ hội, lợi ích cận biên, sự tăng trưởng, lạm phát, giảm phát, thất nghiệp và tổng sản phẩm nội địa, các nội dung liên quan đến kinh doanh, tài chính - ngân hàng thường xuất hiện trên các báo như hệ thống ngân hàng, thuế khóa và thị trường chứng khoán...
Sách đề “Dành cho người viết báo và người đọc báo”, nhưng nó bổ ích cho bất cứ ai muốn tìm hiểu chuyên ngành này. Bởi như tác giả viết: “Khi tìm hiểu kinh tế học, chúng ta còn có thêm kiến thức, nhờ đó sẽ biết cách chi tiêu khôn khéo và kiếm ra tiền, làm cho cuộc sống trở nên dễ chịu hơn”.
Sách do Nhà xuất bản Trẻ in, dự kiến phát hành vào ngày mai, 1.3, trên toàn quốc.
Minh Đức
>> Hai nhà kinh tế học Mỹ chia nhau Nobel Kinh tế 2012
>> Ông Kim Jong-un đề cao việc dạy kinh tế học
Bình luận (0)