Thủ tục pháp lý với việc điều chỉnh lại hợp đồng vay vốn đã hoàn tất, trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã ký hợp đồng vay vốn bổ sung. Riêng về thiết bị gồm 13 đoàn tàu, hệ thống đường ray, thông tin tín hiệu, nhà điều hành, nhà xưởng phục vụ duy tu bảo dưỡng… xấp xỉ 200 triệu USD vẫn đang đàm phán về mặt công nghệ, thiết kế và giá thành. Bộ GTVT đang mời công ty thẩm định giá của Bộ Tài chính thẩm định. Theo tính toán, nếu không có gì thay đổi toàn bộ thiết bị đấu giá và mua sắm hết quý 1/2017 mới xong, thêm 3 tháng lắp đặt, 3 tháng chạy thử, đến tháng 9.2017 mới khai thác thương mại”, ông Trường nói. Trước đó, sau rất nhiều lần lùi và điều chỉnh tiến độ, Bộ GTVT từng chốt tháng 12.2016 sẽ hoàn thành và chạy thử tuyến Cát Linh - Hà Đông, tuy nhiên, tiến độ này một lần nữa lại bị chậm thêm 9 tháng.
Về thời gian thu phí các dự án BOT, chậm nhất là tháng 6.2017 sẽ công bố chính thức số năm thu phí. Trước những nghi vấn về dấu hiệu thu phí thiếu minh bạch tại dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, Bộ GTVT đã yêu cầu chủ đầu tư không được bán vé bằng tay, trường hợp ách tắc thì không bán vé để minh bạch thu phí. Ngoài ra, tại các trạm đều có camera và phần mềm kết nối với Tổng cục đường bộ, nên Tổng cục có thể can thiệp trực tiếp. “Nếu phát hiện trạm nào gian lận thu phí, có 3 biện pháp xử phạt là nhà đầu tư phải hoàn tiền gấp 2 - 3 lần mức gian lận, trường hợp nặng hơn thì dừng toàn bộ ê kíp thu phí, đưa lực lượng thu phí của nhà nước vào. Trường hợp thứ 3 là dừng thu phí vĩnh viễn”, ông Trường nói.
Lãnh đạo Bộ GTVT cũng khẳng định, tới đây với các dự án BOT nhà nước sẽ lập dự án đầu tư và tổ chức đấu thầu, thực hiện quản lý như với dự án vốn nhà nước. Đặc biệt, nhà nước có thể sẽ tham gia từ 15 - 30% vốn, như cao tốc bắc - nam nhà nước có thể sẽ tham gia 30 - 40%, còn lại là tư nhân. Hiện Quốc hội đã ban hành chương trình giám sát tất cả các trạm BOT.
Bình luận (0)