Theo Reuters, ông Nicolas Maduro phản đối động thái mà một trong những trung gian tài chính nước ngoài của Venezuela thực hiện, gọi đây là một phần của hành động “phong tỏa”.
“Không có cảnh báo, Citibank nói rằng trong 30 ngày họ sẽ đóng các tài khoản của Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng Venezuela”, Tổng thống Venezuela nói, cho biết chính phủ ông sử dụng ngân hàng Mỹ để thực hiện nhiều giao dịch ở nước bạn và trên thế giới.
“Bạn nghĩ rằng họ có thể chặn chúng ta bằng cách phong tỏa tài chính? Không, không ai có thể ngăn Venezuela”, ông Maduro nói thêm. Citibank, một đơn vị của tập đoàn Citigroup, chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Ngân hàng Venezuela là ngân hàng bán lẻ nhà nước lớn nhất quốc gia Nam Mỹ.
Khi nền kinh tế đất nước là thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) chìm trong khủng hoảng, giới doanh nghiệp ngoại lục đục dọn đi hoặc cắt giảm hoạt động.
Theo tờ Financial Times, hôm 9.7, một nhà sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân cho hay họ “đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Venezuela vô thời hạn và ngay lập tức vì sự sụt giảm liên tục của các điều kiện kinh tế và kinh doanh”. Hôm 11.7, chính phủ Venezuela tịch thu nhà máy thuộc sở hữu của doanh nghiệp Mỹ là Kimberly-Clark.
Nhiều ý kiến chỉ trích hướng đi kinh tế của ông Maduro và người tiền nhiệm Hugo Chavez, trong khi chính phủ Venezuela thì đổ lỗi cho kẻ thù chính trị và các doanh nhân trong nước vì tiến hành một cuộc “chiến tranh kinh tế”.
Vì nhiều biện pháp kiểm soát tiền tệ chặt chẽ ra đời từ năm 2003, chính phủ Venezuela đang dựa vào Citibank để thực hiện giao dịch ngoại hối.
tin liên quan
Venezuela: Từ cường quốc giàu có ở Nam Mỹ đến bờ vực sụp đổTheo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế, Venezuela có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất và mức lạm phát cao nhất thế giới. Điều gì đã khiến đất nước với lượng dự trữ dầu khí lớn lại rơi vào tình trạng “không thể cứu vãn nổi” hiện nay?
Bình luận (0)