Theo CNN, Tổng thống Trump trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ hôm 1.3 đã đưa ra kế hoạch để gia tăng công việc cho công nhân ngành than, thép với lời tuyên bố “ngành công nghiệp đang chết này sẽ quay trở lại”.
Nhưng cách đó nửa vòng trái đất, các quan chức cấp cao tại Bắc Kinh đã lên kế hoạch chi tiết để cắt giảm nửa triệu việc làm của ngành công nghiệp nặng này trong năm nay.
“Đã có trên 726.000 việc làm bị cắt giảm trong ngành công nghiệp than, thép vào năm ngoái. Chính phủ đang chi hàng tỉ USD để giúp triển khai lại việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng”, Yin Weimin, Bộ trưởng Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội Trung Quốc cho biết.
Thực chất quyết định giảm phần lớn việc làm ngành than, thép tại Trung Quốc là một phần của kế hoạch loại bỏ 1,8 triệu việc làm trong các ngành công nghiệp mà doanh nghiệp chủ yếu thuộc nhà nước hoạt động với bộ máy cồng kềnh và công suất kém hiệu quả.
Theo chiều ngược lại, Tổng thống Trump lại cho rằng nước Mỹ sẽ cần nhiều thép và than đá. Ông chỉ thị rằng các đường ống mới của Mỹ phải được làm bằng thép Mỹ, đồng thời cũng loại bỏ một vài quy định mà ông cho rằng sẽ đe dọa “tương lai và sinh kế của thợ mỏ” nước này. Song các nhà phân tích và thậm chí là một giám đốc điều hành doanh nghiệp than hàng đầu của Mỹ cũng cảnh báo rằng Tổng thống Trump không nên quá hứa hẹn.
tin liên quan
Khuôn mẫu mới từ nỗ lực cứu việc làm Mỹ của ông Donald TrumpTrong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nói nếu được bầu, ông sẽ thuyết phục nhà sản xuất máy điều hòa Carrier không đóng cửa nhà máy ở bang Indiana hay chuyển hơn 2.000 việc làm đến Mexico.
Mặc dù những con số cắt giảm khổng lồ được đưa ra từ phía chính phủ, nhưng các nhà phân tích vẫn nghi ngờ về sự không rõ ràng trong việc cắt giảm thực sự trên thực tế. “Các công ty than, thép tại Trung Quốc xác nhận đang cắt giảm công việc nhưng vẫn lưỡng lự trong việc đóng cửa các nhà máy không còn hoạt động hoặc hoạt động với công suất thấp”, các nhà phân tích tại Capital Economics viết trong một báo cáo gần đây.
Trung Quốc vẫn đang phải cố gắng để thay đổi nền kinh tế phụ thuộc vào sản xuất truyền thống và đầu tư nhà nước trong cơ cở hạ tầng. Một thách thức chính được đặt ra là ''đại tu'' các công ty nhà nước không còn hiệu quả và ngập trong nợ nần...
“Hoạch định chính sách kinh tế tiếp tục nghiêng về cải cách do lo ngại rằng cắt giảm công suất mạnh sẽ gây ra một sự gia tăng trong việc sa thải người lao động và một cuộc suy thoái kinh tế trước mắt. Tỷ lệ tăng trưởng bền vững có thể giảm hơn một nửa trong những năm tới, trừ khi các quan chức Trung Quốc hành động sớm”, một báo cáo của Capital Economics cho hay.
tin liên quan
Doanh nghiệp Mỹ thúc giục ông Trump suy nghĩ lại về tự do thương mạiCác nghiệp đoàn sản xuất ở Mỹ lo ngại rằng quan điểm của ông Donald Trump với các hiệp định thương mại, cũng như việc đối đầu với Trung Quốc trên thương trường, sẽ gây hại cho kinh tế Mỹ.
Bình luận (0)