Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam - một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.
Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.
Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!
Người Nhật đã làm được! Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn! |
Cà phê - Nguồn năng lượng thăng hoa sáng tạo nghệ thuật
Khi du nhập vào châu Âu, mặc dù có nhiều sự nghi hoặc ban đầu về tác dụng của caffeine nhưng ngay sau đó, cà phê nhanh chóng trở thành thức uống được ưa chuộng, thậm chí còn được ví như thần dược cho sáng tạo gắn kết chặt chẽ với tiến trình “bùng nổ văn hóa tư tưởng” của xã hội châu Âu thời kỳ cận đại. Những năm 1700, thưởng lãm cà phê chính thức trở thành một phần văn hóa xã hội châu Âu. Những hàng quán cà phê được giới nghệ sỹ, nhà văn, chính trị gia, quý tộc lui tới thường xuyên để luận bàn các vấn đề thế sự và tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa tư tưởng.
Theo đó, cà phê và hàng quán cà phê đã trở thành nguồn năng lượng khơi dậy cảm hứng sáng tạo cho những nhà soạn nhạc vĩ đại. Không phải ngẫu nhiên mà thời đại sáng tạo nghệ thuật lại hưng thịnh ngay khi “thức uống kỳ diệu” cà phê được mang đến châu Âu. Một trong những đặc điểm đáng chú ý trong đời sống âm nhạc châu Âu bấy giờ là hiệu suất sáng tác đáng kinh ngạc của các nhà soạn nhạc khi một lượng lớn các tác phẩm được ra đời bởi Antonio Vivaldi, Georg Phillip Telemann, Johann Sebastian Bach, Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart, Ludwig van Beethoven… Trong đó, các nhạc phẩm đều phản ánh tâm thế tràn đầy năng lượng, lạc quan và yêu thương.
|
Hàng quán cà phê trở thành xã hội âm nhạc thu nhỏ quy tụ các nghệ sỹ tới tổ chức các buổi hòa nhạc, biểu diễn. Tại đây, cà phê và âm nhạc dường như hòa quyện làm một ở tình yêu, niềm đam của người nghệ sỹ, lan tỏa trong không gian gắn kết cộng đồng những người yêu âm nhạc. Quán Zimmermann Café ở Leipzig đã diễn ra những buổi hòa nhạc và thảo luận nhạc lý thường xuyên của Collegium Musicum - một dàn nhạc với các thành viên phần lớn là sinh viên đại học do Georg Philipp Telemann (1681-1767) thành lập năm 1702 và được Johann Sebastian Bach (1685-1750) tiếp quản vào năm 1729.
Những phát kiến thể loại thanh nhạc và khí nhạc mới của Collegium Musicum đã tạo ra phong cách âm nhạc hoàn toàn mới, vinh thăng âm nhạc hậu Baroque. Nhiều nhà soạn nhạc tập trung phát triển, biểu diễn các thể loại thanh nhạc mới như opera, cantata và oratorio trong đó có sự kết hợp của âm nhạc, diễn xướng, cảnh trí, phục trang và đạo cụ. Cũng trong thời kỳ này, phong cách sáng tác của các nhà soạn nhạc đổi mới, thoát khỏi ràng buộc thời trung cổ về âm vực, nhịp điệu, hòa âm, hình thức và ký âm, để âm nhạc bộc lộ “tiếng lòng con người” và có thể khơi dậy cảm xúc của người nghe.
|
Thế kỷ 18, hệ thống các hòa âm gọi là “điệu thức” thống trị âm nhạc. Và Johann Sebastian Bach chính là đại diện tiêu biểu trong việc làm chủ những quy tắc bắt buộc phức tạp về “điệu thức”, đưa âm nhạc cuối “thời kỳ Baroque” (1600-1750) đạt đến đỉnh cao.
“Cantata Cà phê” - Bản tình ca đặc biệt Johann Sebastian Bach dành cho cà phê
Được biết đến là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại, Johann Sebastian Bach đồng thời là một tín đồ yêu thích cà phê nổi tiếng. Người dân thành phố Leipzig thời đó ai cũng biết đến thói quen ghé quán cà phê Zimmermann Café ít nhất hai lần một tuần của Johann Sebastian Bach. Ông không ngần ngại bộc lộ niềm yêu thích đặc biệt đối với thức uống này trong chính tác phẩm của mình - bản “Catana Cà phê”. “Catana Cà phê” là một trong những tác phẩm ngoại lệ hiếm hoi của ông phản ánh đời sống thế tục bên cạnh đề tài chủ yếu mà ông sáng tác là nhà thờ. Vở kịch nói xây dựng với cốt truyện về người con gái phải lựa chọn giữa cà phê hay vị hôn phu bằng lời ca hài hước, âm nhạc tuyệt diệu tựa trên thiên đường. Johann Sebastian Bach đã dành những lời mỹ miều cho thức uống này như: “Vị cà phê mới ngon làm sao, còn ngọt ngào hơn cả hàng ngàn nụ hôn, dịu êm hơn cả rượu nho đen!”
|
Với vai trò là giám đốc của dàn nhạc Collegium Musicum, Johann Sebastian Bach còn tích cực tổ chức các buổi hòa nhạc công cộng tại Zimmermann Café cho những người yêu âm nhạc ở thành phố Leipzig. Bên cạnh một lượng lớn các tác phẩm để lại cho hậu thế, người ta ước tính số lượng buổi hòa nhạc công cộng mà Johann Sebastian Bach từng tham gia tại quán Zimmermann Café lên đến hơn 600 buổi. Những tác phẩm kinh điển của ông được sáng tác cho các buổi biểu diễn tại Zimmermann Café phải kể đến như: “Catana Cà phê - BWV 211”, “Giải đấu giữa Phoebus và Pan - BWV 201”, “Catana của nông dân - BWV 212”,…
Cùng với sự phát triển xã hội cà phê tại châu Âu, lịch sử âm nhạc cận đại cũng đã chuyển tiếp sang một chương mới. Thức uống kỳ diệu này mang đến năng lượng sáng tạo phi thường cho Johann Sebastian Bach cùng nhiều nhà soạn nhạc vĩ đại đương thời, đưa âm nhạc đạt đến tính sáng tạo thuần khiết, cách tân phong cách âm nhạc với sự ra đời của những bản concerto, sonata và opera có giá trị chuẩn mực trường tồn.
|
Đón đọc kỳ sau: Ludwig Van Beethoven - cà phê và những bản giao hưởng khát vọng hạnh phúc
Bình luận (0)