Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam - một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia. Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”. Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới! Người Nhật đã làm được! Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn! |
Không gian xã hội mới
Tuy nhiên, sự phố biến nhanh chóng của cà phê trong đời sống xã hội lại làm bùng nổ những cuộc tranh cãi lớn, viện dẫn cả tôn giáo, pháp luật, đạo đức lối sống. Bởi lẽ, nếu như cà phê chỉ là thức uống thực hành tôn giáo hay trên các chặng đường giao thương, hành giả thì không ảnh hưởng đến trận tự thể chế đương quyền. Nhưng khi cà phê quy tụ thường nhật những con người khao khát truy cầu tri thức và dần hình thành thể loại không gian công cộng mới, không nằm trong sự kiềm tỏa của thế quyền thì lại là một vấn đề không còn giản đơn.
Trong những hành lang cà phê, giới tinh hoa khuyến khích lớp người nghèo tham gia vào các hoạt động nghệ thuật và học thuật, vốn là đặc trưng của tầng lớp thượng lưu. Sự tự do trong suy nghĩ đang ngày càng công khai và người dân đã dũng cảm nói lên chính kiến của bản thân. Dưới cái nhìn của nhà cầm quyền, sự tụ tập đông người và những quan điểm cấp tiến đang manh nha sẽ là mầm mống tạo phản, tiềm ẩn nguy cơ thiết lập lại trật tự xã hội theo hướng bất lợi cho địa vị của họ.
Một số ulema (học giả Hồi giáo ngoan đạo) cũng không chấp nhận việc sử dụng cà phê trong dân chúng, điều này làm bình dân hóa cà phê, mất đi tính thiêng liêng của cà phê trong nghi thức tôn giáo. Đồng thời, cà phê thu hút dân chúng hơn cả nhà thờ, nghĩa là những cuộc thảo luận và giải trí được tiến hành bên ngoài sự giám sát của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Các ulema dựa vào niềm tin tín ngưỡng cản trở việc uống cà phê.
|
Nhà thần học Sheik Abd-al-Kadir và những đóng góp khẳng định vai trò của cà phê
Phải chịu nhiều ngăn cấm và đàn áp, cà phê đã trải qua một quá trình để khẳng định vị thế của mình trong lòng xã hội. Khởi đầu là sự trỗi dậy một cách liên tục của những tư tưởng và các luận thuyết tôn vinh ý nghĩa cũng như công năng của cà phê. Năm 1587, nhà thần học Sheik Abd-al-Kadir đã cho ra đời tác phẩm “Lập luận ủng hộ quyền sử dụng hợp pháp cà phê” (Umdat al safwa fi fill al-qahwa). Đây được xem là công trình nghiên cứu đầu tiên về cà phê một cách toàn diện từ cơ sở nguồn gốc, bản chất, đặc tính cho đến lịch sử phát triển của cà phê. Mặc dù còn sơ khai, nhưng tác phẩm đã trở thành cơ sở lý luận thuyết phục, giúp xóa đi nghi ngại của những tín đồ Hồi giáo bảo thủ chưa chấp nhận các giá trị mà cà phê mang lại.
|
Lập luận ủng hộ quyền sử dụng hợp pháp cà phê trở thành sử liệu nổi tiếng, hiện được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Pháp. Tác phẩm đưa Sheik Abd-al-Kadir trở thành một trong những học giả tiên phong cho những khảo luận, chuyên đề về cà phê. Sau ông, nhiều học giả và nhà khoa học khác đã công bố các công trình nghiên cứu về ích lợi của cà phê. Năm 1671, bác sĩ người Đức - Johannes Faust xuất bản cuốn chuyên luận phân tích về công dụng của cà phê trong y học. Cùng năm, triết gia Philippe Sylvestre Dufour viết cuốn “Cách pha cà phê, trà và sô cô la” đầu tiên bằng tiếng Pháp. Năm 1686, John Ray, một nhà sinh học người Anh đã ca ngợi những phẩm chất của cà phê trong tác phẩm “Thực vật phổ quát” (Universal Botany of Plants). Triết gia Francis Bacon đã viết về cà phê trong tác phẩm “Historia Vitae et Mortis”…
|
|
Đón đọc kỳ sau: Cà phê và tiến trình phát triển của triết học.
Bình luận (0)