Kỳ lạ: Khách du lịch được rủ đập thủng... trống suốt đêm tại Quảng Bình

Kỳ lạ: Khách du lịch được rủ đập thủng... trống suốt đêm tại Quảng Bình

Bá Cường
Bá Cường: Quay + KB | Phan Hiệu: dựng + biên tập | Công Tuấn: voice
09/02/2023 07:52 GMT+7

Lễ hội đập trống được tổ chức hàng năm là nét văn hóa riêng của tộc người Ma Coong sinh sống tại xã Thượng Trạch (H.Bố Trạch, Quảng Bình).

Theo thường lệ hằng năm, ngày 16 tháng giêng âm lịch, bà con tộc người Ma Coong sinh sống tại xã Thượng Trạch (H.Bố Trạch, Quảng Bình) lại nô nức chuẩn bị tham gia Lễ hội đập trống, một nét văn hóa đặc trưng của người Ma Coong.

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong - Ảnh 1.

Đồng bà Ma Coong đổ xổ về bản Cà Roòng tham dự Lễ hội đập trống

BÁ CƯỜNG

Bắt đầu từ 18 giờ, hàng trăm người dân đã đổ về bản Cà Roòng 1 (xã Thượng Trạch) để chuẩn bị tham gia lễ hội đập trống. Trước đó, những người Ma Coong ai nấy cũng đều góp sức vào chuẩn bị cho lễ hội, trai tráng trong làng thì cùng nhau làm trống, phụ nữ thì nấu xôi, nấu rượu mời khách khứa đến vui chơi trong đêm hội.

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong - Ảnh 2.

Già làng đọc lời khấn trước khi lễ hội đập trống diễn ra

BÁ CƯỜNG

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong - Ảnh 3.

Chum rượu hiêng, loại rượu được nấu bằng nếp nương với men lá, có màu trắng như sữa, chỉ được dùng cúng và mời khách quý

BÁ CƯỜNG

Đồng hồ điểm 19 giờ, thời điểm trăng sáng nhất, Lễ hội đập trống được bắt đầu. Người Ma Coong chia ra hai phần gồm lễ và hội, phần lễ bắt đầu với mâm cỗ cúng Giàng (trời) gồm có xôi, cá, rượu, chồi cây mây non, khúc thân cây đoác... đặt trọn trên một chiếc mâm. Có 4 mâm cỗ như vậy. Lúc này, già làng quỳ gối, đọc lời khấn cầu trời đất phù hộ cho dân bản được sống yên lành, mùa màng bội thu, đời sống được no đủ...

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong - Ảnh 4.

Mâm cỗ cúng trong lễ hội đập trống

BÁ CƯỜNG

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong - Ảnh 5.

Các vị khách cùng già làng thưởng thức rượu...

BÁ CƯỜNG

Kết thúc phần lễ, già làng phát lệnh và tuyên bố lễ hội đập trống bắt đầu cũng là lúc phần hội diễn ra. Hàng trăm người dân Ma Coong ùa vào, thay nhau cầm gậy đập lên chiếc trống đã được họ làm ra, chiếc trống có mặt được làm từ da trâu, bò. Theo quan niệm của người Ma Coong, tiếng trống chính là hiện thân của tâm linh, tiếng của người Ma Coong không bị khuất phục trước cuộc sống khó khăn giữa núi rừng.

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong - Ảnh 7.

Sau đó hòa mình cùng đồng bào Ma Coong đập trống

BÁ CƯỜNG

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong - Ảnh 8.

Một thiếu nữ người Ma Coong tham gia đập trống cùng du khách

BÁ CƯỜNG

Phần hội cứ thế diễn ra cho đến khi hàng trăm người Ma Coong hay du khách thi nhau đánh cho đến khi mặt trống thủng trước lúc trời sáng. Sau hơn hai năm ảnh hưởng dịch Covid-19, năm nay Lễ hội đập trống của người Ma Coong nhộn nhịp hơn, đặc biệt có thêm nhiều sự quan tâm từ những du khách phương xa.

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong - Ảnh 9.

Đông đảo người dân và du khách đến tham dự lễ hội

BÁ CƯỜNG

Anh Lương Viết Hải (43 tuổi, du khách từ TP.HCM) hết sức bất ngờ khi lần đầu tiên được tham dự Lễ hội đập trống của người Ma Coong.

"Mình đến Quảng Bình để tham quan hang động, được người dân giới thiệu tối nay có lễ hội đập trống tại xã Thượng Trạch nên quyết định tham gia trải nghiệm. Chuyến đường có hơi xa, nhưng thực sự không uổng công sức khi được tham gia một lễ hội sôi động thế này giữa núi rừng thăm thẳm, nhất định mình sẽ trở lại để tham gia lễ hội đập trống với đồng bào người Ma Coong", anh Hải nói.

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong - Ảnh 10.

Các trai tráng, thanh niên người Ma Coong thi nhau đập trống thủng trước khi trời sáng

BÁ CƯỜNG

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong - Ảnh 11.

Lễ hội đập trống của người Ma Coong diễn mỗi năm một lần

BÁ CƯỜNG

Lễ hội đập trống cũng là lễ hội lâu đời và lớn nhất của đồng bào người Ma Coong, tại tỉnh Quảng Bình. Lễ hội đập trống cũng được xếp vào một trong những lễ hội lớn nhất, còn giữ nguyên được giá trị văn hóa lâu đời. Tháng 8.2019, Lễ hội đập trống của người Ma Coong đã được xếp vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.