Giới yêu võ thuật thi thoảng vẫn truyền miệng những giai thoại ly kỳ về một cao thủ với ngọn xích bảy khúc áp tải đoàn buôn qua sa mạc hoang vu; về những nghĩa sĩ phản Thanh phục Minh trốn sự tầm nã bôn tẩu sang Việt Nam lập nghiệp ở Chợ Lớn, truyền bá những công phu thượng thừa...
>> Giai thoại làng võ - Kỳ 7: Vua tổ chức đấu đài
>> Giai thoại làng võ - Kỳ 6: Những trận đài vang danh
>> Giai thoại làng võ - Kỳ 5: Người Bình Định thi võ
|
Lão võ sư Châu Chí Hùng tên thật là Châu Giam Văn, sinh năm 1923 tại Thượng Bình (Quảng Đông, Trung Quốc) trong một gia đình chuộng võ và trật đả gia truyền. Vì thế lên 5 tuổi, Châu Chí Hùng được thân phụ gửi thọ giáo Thiếu Lâm Bắc phái với quyền sư Trần Đẩu và học khoa xương cùng HLV đội du kích Quảng Đông. Đến năm 8 tuổi, Châu Chí Hùng sang Hồng Kông học Nam Hồng quyền với võ sư Lâm Tổ (cháu danh sư Lâm Thế Vinh). Năm 1944, Châu Chí Hùng theo gia đình lưu lạc sang Việt Nam, nơi xứ lạ quê người, chàng thanh niên họ Châu mưu sinh bằng nghề đánh xe ngựa chở nước đá cây.
Một ngày nọ, vó ngựa bất ngờ dừng lại trước Phụng Sơn Tự (chùa Gò, Q.11, TP.HCM ngày nay) bởi “Lý xến xáng” - một tay “hảo công phu” đang thi triển thần oai: thương đâm yết hầu! Dòng máu võ đạo bỗng cuồn cuộn dâng trào, chàng xà ích vào bái sư phụ Lý Cẩu - cao thủ Châu gia quyền, xin thọ giáo. Từ đó, mỗi ngày hai thầy trò luyện công phu tại Tân Công đường. Ngoài quyền cước, Lý sư phụ còn chân truyền bí kíp luyện nội, ngoại, khí công cho cậu học trò tâm đắc, trong đó có nhiều bài đặc trưng như Tỏa hầu thương, Quan Công đao, Đại Phục Hổ quyền, Lữ Bố kích...
Sau đó, Châu Chí Hùng còn thọ giáo các quyền sư Châu Hiệu Minh, Châu Phòng và Chung Dưỡng, đến năm 1960 sáng lập Trung Nghĩa đường theo phong cách “Sơn Đông mãi võ” kết hợp múa lân và biểu diễn nội, ngoại, khí công kèm bán cao dán gia truyền. Từ đó, tên tuổi họ Châu vang lừng Chợ Lớn, là cao thủ đầu tiên phô diễn tiết mục lạnh gáy: đâm hai cây thương nhọn vào hai hốc mắt.
Châu Chí Hùng nổi tiếng Chợ Lớn với tuyệt đỉnh công phu Thiết Sa chưởng (dùng cạnh bàn tay chặt vỡ chồng gạch ống 10 viên), năm ngọn giáo nhọn đâm vào yết hầu và rốn, chặt vỡ sầu riêng, dừa tươi làm tám mảnh không cần điểm tựa, quấn cong hai thanh sắt dày 8 mm quanh cổ và tay, nằm ngửa trên bàn chông cho người cầm búa tạ đập vỡ chồng gạch tàu đặt ở ngực, đập nát dừa tươi, mía bằng ống quyển, dùng búa chẻ từng khúc củi đước (25 cm x 15 cm) đặt trên đầu... Nội lực phi thường và đôi tay cứng như gỗ đá của Châu sư phụ là thành quả khổ luyện Thiếu Lâm Kim Cang nội công và Kháng Đả Thần Công Thiết Bối Sam.
Sau ngày đất nước thống nhất, võ sư Châu Chí Hùng chữa gãy xương, trật khớp, phong thấp tại trạm y tế (Gia Phú, P.1, Q.6). Năm 1981, ông mở phòng mạch tại tư gia (336/16/52 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6); đến 1988, sáng lập đoàn lân sư rồng Quốc Hùng (năm 1999 đổi thành Quốc Hào).
Dù đã bước sang tuổi 91, Châu lão hổ vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, nhưng luôn đau đáu một nỗi niềm bởi 12 người con (6 trai, 6 gái) chẳng ai theo nghiệp võ. Những lúc phòng mạch vắng khách, ông múa Tiểu Phục Hổ quyền rồi cầm cây chĩa ba vung vài đường cho... giãn gân cốt!
Lão võ sư Phan Thọ qua đời
Tối 27.4, võ sư Phan Thọ (89 tuổi, ở làng Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi, H.Tây Sơn, Bình Định), chưởng môn võ đường Phan Thọ, đã từ trần sau thời gian dài điều trị bệnh. Ông là người thông thạo 18 môn binh khí của võ cổ truyền Việt Nam, 6 môn binh khí của võ Trung Quốc và 72 bài thiệu võ thuật. Cuộc đời của võ sư Phan Thọ để lại nhiều giai thoại trong giới võ thuật, nổi tiếng nhất là chuyện dùng đinh ba đánh chết lợn rừng và hạ nốc ao 2 sĩ quan tứ đẳng huyền đai và ngũ đẳng huyền đai môn taekwondo của Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Năm 1998, lần thứ 3 võ sư Phan Thọ hạ đo ván võ sĩ taekwondo của Hàn Quốc mới hơn 30 tuổi trong khi ông đã 73 tuổi khiến giới võ thuật phải nể phục. Ông có nhiều đệ tử nổi tiếng như: Đỗ Hượt, Lê Công Hoàng, Kim Dũng, Phan Trường Hận, Nguyễn Xuân Nam... Hoàng Trọng |
Ngọc Thiện
>> Giai thoại làng võ - Kỳ 7: Vua tổ chức đấu đài
>> Giai thoại làng võ - Kỳ 6: Những trận đài vang danh
>> Giai thoại làng võ - Kỳ 5: Người Bình Định thi võ
>> Giai thoại làng võ - Kỳ 4: Đấu võ kén chồng
>> Giai thoại làng võ - Kỳ 3: Bỏ mạng vì cứu học trò
>> Giai thoại làng võ - Kỳ 2: Võ sư mê hát bội
>> Giai thoại làng võ: Muốn hát tuồng phải biết võ
Bình luận (0)