Vẫn giữ điểm sàn chung
Dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH bỏ “điểm sàn” chung nhưng tại sao quy chế chính thức Bộ GD-ĐT giữ lại, thưa ông?
Kết quả tuyển sinh 2 năm thực hiện đổi mới tuyển sinh cho thấy TS đã có sự cân nhắc, lựa chọn cẩn thận trường/ngành vào học chứ không phải vào học bất cứ trường nào, ngành nào còn chỉ tiêu. Tuy nhiên, để TS lựa chọn được trường/ngành phù hợp thì các trường phải cung cấp đầy đủ thông tin, đặc biệt các thông tin liên quan đến điều kiện đảm bảo chất lượng, cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp.
Ngay sau khi kết thúc tuyển sinh năm 2016, Bộ đã yêu cầu các trường báo cáo các thông tin này. Hiện nay, các trường đã báo cáo nhưng chưa đầy đủ, nhất là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cần phải được thống kê cẩn thận để đảm bảo độ chính xác. Vì thế, Bộ xét thấy cần có thêm thời gian để các trường công khai đầy đủ các thông tin này trước khi quyết định giao cho trường tự xác định ngưỡng đảm bảo đầu vào. Quy chế cũng đã nêu mốc thời gian cụ thể là năm 2018, các trường sẽ thực hiện việc này sau khi đã công khai đầy đủ các thông tin cần thiết.
Ngay từ năm nay, Bộ yêu cầu các trường công khai những thông tin cơ bản nhất về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo và các thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh. Năm sau các trường công khai thêm chi phí đơn vị (tổng chi phí để đào tạo sinh viên/năm), tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp. Trường không công khai đầy đủ các thông tin quy định thì không được thông báo tuyển sinh. Vì thế, việc giao cho các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nằm trong lộ trình đổi mới tuyển sinh, phù hợp với quy định của luật Giáo dục ĐH. Điều này được thực hiện song song với việc công khai, minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình của các trường.
Quy chế quy định TS xác định nhập học trong thời gian quy định, bằng cách gửi bản chính giấy chứng nhận kết quả thi tới trường đã trúng tuyển. Nhưng quy định này được ghi trong phần tuyển sinh của các trường dùng kết quả thi THPT để xét tuyển. Còn những trường không dùng kết quả thi THPT để xét tuyển thì không bị ràng buộc này. Vậy sẽ có trường hợp TS trúng tuyển và xác định nhập học cùng lúc với 2 trường?
Trong đề án tự chủ tuyển sinh, các trường quy định cụ thể việc xác nhận nhập học của TS được xét tuyển bằng học bạ hay bằng phương thức tuyển sinh khác ngoài việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Theo quy định, các trường tuyển sinh nhiều phương thức thì phải xác định rõ chỉ tiêu dùng để xét tuyển từng phương thức. Thực tế có thể xảy ra trường hợp TS trúng tuyển vào trường xét dựa trên kết quả thi THPT quốc gia nhưng học ở trường xét tuyển bằng học bạ. Cũng có thể xảy ra trường hợp TS trúng tuyển nhưng đi du học hay không đi học... Những trường hợp đó các trường tự cân nhắc, quyết định tuyển bổ sung. Quy chế năm nay cũng cho phép các trường tuyển sinh nhiều lần trong năm để tạo điều kiện cho các trường tuyển bổ sung nếu có nhiều TS trúng tuyển nhưng không nhập học.
tin liên quan
Công bố quy chế thi THPT quốc gia 2017Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã ký thông tư ban hành quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thông tư có hiệu lực từ ngày 10.3.2017.
Thí sinh được lựa chọn thoải mái
Có thông tin từ năm 2017, Bộ GD-ĐT sẽ không công bố đề thi cũng như đáp án kỳ thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, theo quy chế thì cán bộ coi thi không thu lại đề môn thi cuối cùng của bài thi tổ hợp cũng như đề của những bài thi khác. Vậy phải chăng Bộ GD-ĐT vẫn duy trì thông lệ công bố đề và đáp án như mọi năm?
Đề thi trắc nghiệm khách quan rút ra từ ngân hàng đề thi đã được chuẩn hóa được xây dựng theo một quy trình khoa học nghiêm ngặt để đảm bảo độ đồng đều, đáp án chính xác, đảm bảo công bằng cho mọi TS. Mặc dù Bộ đã công bố đề thi minh họa, đề thi thử nghiệm nhiều lần để TS làm quen nhưng năm nay là năm đầu tiên triển khai phương thức thi này cho hầu hết các môn thi (trừ môn ngữ văn) nên Bộ sẽ công bố đề thi, đáp án sau khi thi để TS và xã hội tham khảo. Nguyên tắc mỗi TS trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng vẫn được duy trì.
Về việc cho TS đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, nhiều chuyên gia e ngại sẽ có những trường hợp TS đưa ra rất nhiều nguyện vọng. Vậy phần mềm đăng ký xét tuyển mà Bộ thiết kế cho phép TS đăng ký tối đa bao nhiêu nguyện vọng?
Những năm thi “3 chung” TS được nộp hồ sơ dự thi thoải mái nhưng bình quân cũng chỉ nộp không quá 2 hồ sơ. Năm 2016 quy chế cho phép TS được chọn 2 trường trong
đợt 1 nhưng gần 1/3 số TS chỉ chọn nộp đăng ký xét tuyển vào 1 trường thôi. Điều này cho thấy TS đã có suy nghĩ kỹ càng, chọn lựa cẩn thận khi đăng ký xét tuyển vào trường/ngành mà mình yêu thích. Năm 2016 có trên 100.000 TS trên ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nhưng không trúng tuyển vào trường/ngành yêu thích đã không nộp đơn xét tuyển vào trường khác là một ví dụ.
tin liên quan
Đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT quốc gia sẽ được công bố 2 lầnBáo cáo của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết cuối tháng 1.2017 sẽ công bố 14 đề thi thử nghiệm của các môn thi năm 2017.
Việc xử lý những trường hợp cá biệt khi có TS đăng ký xét tuyển với số nguyện vọng không bình thường không hề khó khăn gì về mặt kỹ thuật. Vì thế hãy để cho TS có sự lựa chọn thoải mái, có thêm cơ hội trúng tuyển vào trường/ngành mà mình yêu thích nhất. Có như vậy TS mới học tốt và các trường cũng có thêm điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo.
5 buổi thi tương ứng với 5 bài thi
Điểm mới nổi bật của quy chế tuyển sinh bản chính thức so với dự thảo là Bộ tiếp tục duy trì “điểm sàn” trong năm 2017. Theo đó, căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ sẽ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH để các trường xây dựng phương án xét tuyển.
Theo quy chế mới ban hành, TS được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường, nhưng phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là cao nhất). TS chỉ trúng tuyển vào nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
Quy chế tuyển sinh cũng yêu cầu các trường phải công khai điều kiện đảm bảo chất lượng trên trang web của mình. Bộ sẽ tổ chức thẩm định độc lập việc kê khai thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường. Nếu phát hiện trường hợp kê khai thông tin không đúng với điều kiện thực tế, Bộ sẽ quyết định dừng tuyển sinh đối với ngành/nhóm ngành liên quan, đồng thời trường và cá nhân sai phạm sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định.
Để thuận lợi cho TS tự do, quy chế thi quy định việc xếp phòng thi sẽ theo từng bài thi hoặc môn thi thành phần của bài thi tổ hợp (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội). Ngoài ra, TS tự do được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi do giám đốc sở GD-ĐT quyết định. TS giáo dục thường xuyên được bố trí phòng thi riêng khi dự thi bài thi khoa học xã hội.
Kỳ thi sẽ được tổ chức thành 5 buổi, tương ứng với 5 bài thi. Trong đó có 3 bài thi độc lập là toán, văn, ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn lý, hóa, sinh), khoa học xã hội (tổ hợp các môn sử, địa, giáo dục công dân đối với TS học chương trình giáo dục THPT; tổ hợp các môn sử, địa đối với TS học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT).
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, TS học chương trình giáo dục THPT phải dự thi 4 bài, gồm 3 bài thi độc lập và 1 bài thi do TS tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp. TS học chương trình giáo dục thường xuyên phải dự thi 3 bài, gồm 2 bài thi độc lập là toán, văn và 1 bài thi do TS tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.
Để tăng cơ hội xét tuyển sinh
ĐH-CĐ, TS được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Trừ bài thi môn văn, tất cả các bài thi còn lại đều theo hình thức trắc nghiệm. Với đề thi trắc nghiệm, ở mỗi bài thi, TS trong cùng một phòng thi có một mã đề thi riêng. Với bài thi tổ hợp, TS làm bài trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm. Đề các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp được phát lần lượt theo từng môn thi để TS làm bài trong thời gian quy định. Cán bộ coi thi không thu lại đề thi, giấy nháp của TS thi môn thi thành phần cuối cùng của bài thi tổ hợp và của TS thi các bài thi khác của kỳ thi.
Quý Hiên - Tuệ Nguyễn
|
Bình luận (0)