Theo đó, bộ ảnh quầng mặt trời xuất hiện ở An Giang được anh Huỳnh Đăng Khoa (37 tuổi) đăng tải với dòng trạng thái “hào quang rực rỡ quanh mặt trời" được nhiều hội nhóm mạng xã hội chia sẻ, với hàng chục ngàn lượt thích, bình luận trên mạng xã hội.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cho biết quầng mặt trời (sun halo) là hiện tượng quang học xảy ra trong khí quyển trái đất ở khu vực lân cận đĩa sáng mặt trời khi thời tiết rất khô, ít hơi nước, trên tầng cao của khí quyển chỉ có mật độ thấp các hạt băng (nước đá).
Ánh sáng từ mặt trời khi đi vào khí quyển xuyên qua các tinh thể có dạng lục giác này bị khúc xạ, gây nên hiện tượng giống như khi đi qua một thấu kính phân kỳ, tạo thành một vòng sáng trắng có bán kính khoảng 22 độ (độ rộng đường kính 44 độ) quanh đĩa sáng.
“Hiện tượng này thường được quan sát phổ biến ở mặt trăng và ít gặp hơn ở mặt trời. Đối với quầng của mặt trăng, vì hiện tượng này chỉ xảy ra vào thời điểm ít không khí trong hơi nước, nên mới có dự đoán thời tiết là "trăng quầng trời hạn".
Mặc dù vậy, kinh nghiệm này không hoàn toàn chính xác, vì quầng càng rõ càng cho thấy thời tiết oi, nhưng đồng thời bản thân việc trời oi cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chênh lệch áp suất trong khí quyển, sinh ra gió, bão và mưa có thể tới rất sớm", nhà nghiên cứu cho biết thêm.
Bình luận (0)