Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) đã có những hướng dẫn để người Việt Nam có thể quan sát các hiện tượng thiên văn kỳ thú tháng 7 này.
Trăng mới (ngày 5.7)
Mặt trăng sẽ nằm ở cùng phía với mặt trời so với trái đất và sẽ không thể nhìn thấy trên bầu trời đêm. Giai đoạn này xuất hiện lúc 19 giờ 49 (giờ Việt Nam). Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát các đối tượng mờ như các thiên hà và cụm sao vì không có ánh sáng mặt trăng cản trở.
Trăng tròn (ngày 21.7)
Mặt trăng sẽ nằm ở phía đối diện của trái đất. Pha này xảy ra lúc 17 giờ 18 (giờ Việt Nam). Trăng tròn này được các bộ lạc người Mỹ bản địa đầu tiên gọi là Trăng Hươu Đực vì hươu đực sẽ bắt đầu mọc sừng vào thời gian này trong năm. Trăng này cũng được biết đến với cái tên Trăng Sấm Sét và Trăng Rơm.
Sao Thủy ở vị trí ly giác cực đại phía đông (ngày 22.7)
Sao Thủy đạt độ giãn dài lớn nhất về phía đông một góc 26,9 độ tính từ mặt trời. Đây là thời điểm tốt nhất để quan sát sao Thủy vì nó sẽ ở điểm cao nhất phía trên đường chân trời vào buổi tối. Hãy tìm kiếm hành tinh này ở vị trí thấp trên bầu trời phía tây ngay sau khi mặt trời lặn.
Mưa sao băng Delta Aquarids (ngày 28 và 29.7)
Delta Aquarids là một trận mưa sao băng trung bình có thể tạo ra tới 20 sao băng vào mỗi giờ cao điểm, được tạo ra bởi các mảnh vụn do sao chổi Marsden và Kracht để lại.
Trận mưa sao băng diễn ra hàng năm từ ngày 12.7 - 23.8. Cực điểm năm nay diễn ra vào đêm 28, rạng sáng 29.7. Trận mưa sao băng kéo dài hàng năm từ 12.7 - 23.8. Thời gian cực đại của trận mưa sao băng này là từ đêm 28.7, rạng sáng 29.7.
Trăng khuyết thứ hai sẽ che khuất nhiều sao băng mờ hơn trong năm nay. Nhưng nếu kiên nhẫn, bạn vẫn có thể bắt được một vài ngôi sao đẹp. Thời điểm quan sát tốt nhất là từ một vị trí tối sau nửa đêm. Sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Bảo Bình nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.
Bình luận (0)