Ngày 3.5, Ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử (TP.Uông Bí, Quảng Ninh) cho biết, trong quá trình đi kiểm tra xung quanh khu vực chùa Đồng, lực lượng chức năng của đơn vị này nghe thấy tiếng kêu cứu dưới vực sâu.
Lực lượng chức năng cứu người phụ nữ rơi xuống vực sâu trên núi Yên Tử và kẹt suốt 7 ngày |
Lê DŨng |
Nhận thấy sự việc bất thường, các nhân viên đã tìm cách tới hiện trường thì thấy một người phụ nữ bộ dạng mệt mỏi kêu cứu trong rừng trúc và không thể đứng dậy được. Sau vài phút, lực lượng chức năng đã huy động thêm người để cõng nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm và đưa xuống núi sơ cứu.
Lời kể của người phụ nữ rơi xuống vực ở Yên Tử rồi mắc kẹt 7 ngày |
Lúc hồi tỉnh, nạn nhân cho biết tên là Nguyễn Thị Bích Liên, 59 tuổi, trú tại Chung cư đơn nguyên 3, Khu đô thị Mỹ Đình, Q.Nam Từ Liêm (TP.Hà Nội). Bà Liên kể lại, bà leo lên núi Yên Tử một mình vào hôm 27.4 nhưng không may bị ngã xuống vực.
Bà Liên nhớ lại, trong khi khi hành hương gần tới chùa Đồng thì thấy người hơi mệt nên ngồi nghỉ gần lan can chùa Đồng. Thế nhưng khi đứng dậy để đi tiếp thì tụt huyết áp nên choáng rồi bị choáng ngã xuống vực.
Rất may điểm rơi dưới vực có nhiều cây trúc nên bà Liên không bị thương nặng. Nạn nhân cố gắng kêu cứu nhưng bị lả đi, cộng thêm ở nơi hoang vắng nên không có ai trông thấy.
Thời điểm bà bị ngã chiếc điện thoại của bà bị rơi nên bà Liên không thể liên lạc được với ai.
Bà Liên kể lại câu chuyện sinh tồn suốt 7 ngày trên núi Yên Tử với cán bộ Ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử |
Lê Dũng |
Dù đã kêu cứu nhưng ở nơi vực sâu, lại vắng người qua lại nên không ai nghe thấy bà Liên. Để sinh tồn suốt 7 ngày với mưa gió, nắng gắt người phụ nữ 59 tuổi này đã phải dùng ít cơm nắm và nước uống mang theo. Khi hết nước thì nạn nhân có nhặt một số chai nước thừa rơi xuống vực để sống sót qua ngày.
Đến 9 giờ sáng nay (3.5), bà Liên tiếp tục kêu cứu thì may mắn có người nghe thấy và đến giải cứu.
Đại diện của Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử cho biết, nạn nhân sống sót được 7 ngày trên núi Yên Tử quả là điều kỳ diệu. Rất may bà Liên cũng có kiến thức sinh tồn khi mỗi ngày chỉ dùng một chút nước và cố bò vào rừng trúc để tránh mưa rét.
Ngay sau khi nạn nhân hồi phục, Ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử đã liên hệ với gia đình nạn nhân để đón về nhà tại Hà Nội.
Bình luận (0)