Lũ trẻ chúng tôi vô cùng háo hức vì được đi rước đèn và phá cỗ ở sân chung của làng. Ngày ấy, Tết Trung thu đơn giản nhưng ngập tràn niềm vui. Mâm cỗ chỉ có mấy trái bưởi cuối mùa cùng dăm ba cái bánh trung thu nhỏ xíu, chiếc đèn ông sao tự làm từ những mảnh giấy bóng vàng đỏ dùng để gói oản.
tin liên quan
Sặc sỡ phố lồng đèn Sài Gòn: Hàng Việt áp đảo hàng Trung QuốcNhững ngày này, đường Lương Nhữ Học Quận 5, TPHCM là điểm đến hấp dẫn và tấp nập người dạo bước vui chơi, mua sắm và chụp hình “tự sướng” bên cạnh những chiếc lồng đèn lung linh ánh sáng.
Trước đó khoảng hai tuần, mấy đứa con trai lại rủ nhau làm đầu lân đi múa khắp xóm vừa vui vừa gom tiền mua bánh. Đơn giản là vậy nhưng vô cùng ấm cúng bởi Tết Trung thu đúng nghĩa tết thiếu nhi.
Bây giờ, Tết Trung thu được báo hiệu bằng những dãy cửa hàng bánh trung thu nhuốm sắc vàng, đỏ mọc lên khắp phố. Người lớn thấy tết thiếu nhi đến mà chộn rộn trong lòng, không biết sẽ mua thứ gì để biếu nhau đây. Dường như, ngày vui của con trẻ đã trở thành cái cớ để người lớn bồi đắp thêm cho các mối quan hệ.
Bởi thế, khi đứa con ngơ ngác hỏi mẹ: “Sao bố lớn rồi mà vẫn có quà trung thu hả mẹ”, không ít người đã giật mình. Trung thu bây giờ đủ đầy hơn với nhiều quà bánh nhưng trẻ con không có thời gian để tận hưởng. Rất ít em có cơ hội rước đèn phá cỗ bởi quà trung thu được đóng gói, chia phần sẵn và phát tận nhà.
Đêm đón trăng rằm, nhiều em vẫn miệt mài đi học, thấy mà thương.
Giá như người lớn bớt suy tính một chút, thêm một tí thời gian để trả lại đúng ý vị Tết Trung thu cho con trẻ. Để khi lớn lên, mỗi em sẽ có cho riêng mình một ký ức khó quên về trung thu rộn ràng niềm vui.
Bình luận (0)