Lạ mắt với nghi thức tiệc trà chú rể đứng bên phải, cô dâu ở bên trái

28/06/2022 14:11 GMT+7

Theo nghi thức truyền thống, thông thường đám cưới sẽ có hai lễ trà. Thứ nhất lễ trà diễn ra vào buổi sáng khi chú rể đến nhà cô dâu, thứ hai thực hiện tại nhà chú rể sau khi đôi trai gái đã chính thức kết hôn.

Mối liên hệ giữa trà và hôn nhân là một hình thức rất quan trọng, biểu thị sự tương kính. Trong văn hóa Trung Quốc, trà đạo trong lễ cưới thể hiện “khoảnh khắc thành viên của hai gia đình trở thành người thân của nhau”.

Chú rể và cô dâu quỳ dâng trà cho cha mẹ

theknot.com

Bất chấp những thay đổi văn hóa qua hàng nghìn năm, trà vẫn giữ được ý nghĩa và vai trò trung tâm trong lễ cưới truyền thống. Trà đã được điều chỉnh theo văn hóa ngày nay, thích nghi với xã hội hiện đại, do đó lễ cưới truyền thống thời cổ đại có sự khác biệt đáng kể so với ngày nay.

Sáu bước trước khi diễn ra đám cưới

Thời xưa, ở Trung Quốc, lễ cưới kéo dài và công phu, cần thực hiện sáu bước trước khi diễn ra đám cưới. Đôi trẻ phải xứng đôi vừa lứa, môn đăng hộ đối càng tốt và hôn nhân thường do cha mẹ sắp đặt. Trai gái có thể không đến với nhau bằng tình yêu mà đơn giản chỉ là do sự kết hợp của hai gia đình, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, mục đích chính là nhằm nối dõi tông đường.

Sáu bước cần thực hiện gồm có: cầu hôn, coi tuổi, quà đính hôn, quà cưới, chọn ngày cưới và cuối cùng là lễ cưới. Cha mẹ chàng trai sẽ cùng người mai mối đưa anh ta đến nhà gái để cầu hôn. Kế tiếp là gia đình bên nam sẽ nhờ thầy bói xem ngày sinh của đôi trẻ có hợp nhau không, nếu hợp tuổi thì hôn nhân mới hạnh phúc.

Thứ ba là trình bày quà tặng hứa hôn, đây là quá trình quan trọng, biểu thị sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái. Sau khi chọn được ngày tốt kết hôn, thông thường thì của hồi môn của nhà gái sẽ được gửi tới nhà trai trước lễ cưới. Gia đình người nam sẽ tổ chức lễ cưới. Cô dâu búi tóc, vận trang phục đỏ, khóc với cha mẹ để tỏ rằng cô không muốn xa cha mẹ và xóm làng, sau đó anh trai của cô (nếu có) sẽ bế cô đến nơi làm lễ.

Quang cảnh trong lễ cưới ở Trung Quốc

milbesoscostarica.com

Tặng bao lì xì là phong tục trong cưới truyền thống ở Trung Quốc

ddominikwicklesromance.files.wordpress.com

Việc chọn loại trà phục vụ trong lễ cưới rất quan trọng, tất cả là do gia đình quyết định. Các nguyên liệu khác như chà là đỏ, lạc, long nhãn, hạt sen cũng cần chú ý, vì những thứ này dành cho cô dâu và chú rể, vì chúng tượng trưng cho khả năng sinh sản, cho phép đôi uyên ương sớm có con. Nếu đọc đúng thứ tự chữ Hán là chà là, đậu phộng, long nhãn, hạt sen thì ta sẽ phát hiện một điều rất thú vị, vì âm của những từ này nghe giống như "sinh con càng sớm càng tốt".

Theo nghi thức truyền thống, thông thường đám cưới sẽ có hai lễ trà. Thứ nhất lễ trà diễn ra vào buổi sáng khi chú rể đến nhà cô dâu, thứ hai thực hiện tại nhà chú rể sau khi đôi trai gái đã chính thức kết hôn.

Nghi thức tiệc trà như sau: chú rể đứng bên phải, còn cô dâu thì bên trái. Cha mẹ họ ngồi trên ghế, chờ đôi trẻ quỳ xuống và dâng trà. Kế tiếp đôi tân lang, tân nương kính cẩn dâng trà mời ông bà nội ngoại rồi chú, bác, cô, dì, sau đó là anh chị em ruột.

Khi dâng trà, đôi trẻ cầm ấm tử sa (ấm trà Nghi Hưng) bằng hai tay, người hơi cúi về phía trước hoặc quỳ gối. Cha mẹ vẫn yên vị trên ghế, không cần đứng lên trong lúc nhận gaiwan (loại chén nhỏ có nắp đậy, không quai), tuy nhiên có thể cầm đĩa nếu chén trà quá nóng.

Khi người lớn uống trà xong, đôi trẻ nhận lại gaiwan bằng cách cầm đĩa. Sau nghi thức trà đạo, đến phần tặng quà cho cô dâu, chú rể, phần lớn là tặng hồng bao, tức bao lì xì. Tùy theo mức độ khá giả của gia đình hai bên mà tặng tiền cho phù hợp, không có chỉ số cố định.

Một bộ ấm trà trong lễ cưới ở Trung Quốc

123rf.com

Cha mẹ, ông bà và họ hàng có thể tặng đồ trang sức cho đôi trẻ. Sau khi nhận được quà, cô dâu chú rể sẽ đeo đồ trang sức ngay để tỏ sự đánh giá cao. Người lớn cũng có thể chúc phúc và tặng quà cho các anh chị em trong nhà – những người phục vụ trong đám cưới.

Nhìn chung, việc trà đạo cơ bản trong đám cưới thời xưa ở Trung Quốc diễn ra như thế, dĩ nhiên có sự khác biệt đôi chút giữa các vùng miền, và so với lễ cưới ngày nay, kể cả những nghi thức cưới hỏi khác ở châu Á.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.