Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 20.6.2017, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,69% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm trước tăng 8,07%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 5,89% (cùng kỳ năm trước tăng 8,23%); tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2017 đạt 7,54%.
Mặt bằng lãi suất huy động tương đối ổn định. Lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8 - 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5 - 5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4 - 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4 - 7,2%/năm.
Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6 - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng có tình hình tài chính minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4 - 5%/năm.
Trong khi đó, trên thị trường từ nửa cuối tháng 6 đến nay, nhiều ngân hàng cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động, đa số ở các kỳ hạn dưới 1 năm với mức tăng khoảng 0,2 - 0,5%/năm. Cụ thể, từ ngày 26.6 HDBank tăng 0,5% ở kỳ hạn 1-2 tháng, từ 5% lên 5,5%, tăng 0,3% với kỳ hạn 3-5 tháng, từ 5,2% lên 5,5%/năm. MBB tăng lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng lần lượt lên 4,8% - 4,9% - 5,3%; kỳ hạn 6 tháng tăng lên 5,9%...
tin liên quan
Ngân hàng tăng lãi suất huy động vốn trung dài hạnLãi suất huy động tiền đồng (VND) trung dài hạn của một số ngân hàng
thương mại vừa được điều chỉnh tăng nhẹ từ 0,05 - 0,2 điểm % so với
trước
Bình luận (0)