Theo nghiên cứu đăng trên chuyên san JAMA Pediatrics, việc xem ti vi hay lên mạng xã hội thêm mỗi giờ sẽ khiến gia tăng các triệu chứng trầm cảm ở người trẻ.
Nghiên cứu được thực hiện đối với 3.826 học sinh từ lớp 7-11 tại 31 trường học ở vùng Montreal, Canada từ năm 2012-2018. Các học sinh được yêu cầu hoàn tất khảo sát trong lớp nhằm đánh giá hành vi xem màn hình với triệu chứng trầm cảm.
Việc xem màn hình được đánh giá dựa trên số thời gian các học sinh chơi trò chơi điện tử, sử dụng mạng xã hội, xem ti vi và sử dụng máy vi tính. Các triệu chứng trầm cảm được đánh giá theo cấp độ từ 1-4 thể hiện mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu: cảm thấy cô đơn, buồn, thất vọng…
Kết quả cho thấy mức độ sử dụng mạng xã hội cao trong vòng 4 năm có liên quan đến việc gia tăng trầm cảm. Trong đó, việc sử dụng gia tăng gắn liền với mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu trầm cảm.
Trong khi đó, những học sinh trước đó xem ti vi nhiều trong vòng 4 năm mà không gia tăng thời gian xem sẽ ít tăng dấu hiệu trầm cảm. Tuy nhiên, nếu thời gian xem ti vi tăng lên thì dấu hiệu trầm cảm tăng theo.
“Theo chúng tôi biết, đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích quá trình thay đổi thói quen xem nhiều thể loại màn hình khác nhau ảnh hưởng gì đến trầm cảm”, nghiên cứu viết.
tin liên quan
Sinh viên nghiện điện thoại thường có nhiều bạn tình“Sức khỏe tâm thần của người trẻ là vô cùng quan trọng vì đây là lứa tuổi phát triển não bộ. Trầm cảm ở tuổi trẻ có thể có tác động nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý và sức khỏe tâm thần khi trưởng thành”, theo ông Bloomfield.
Mạng xã hội có thể là công cụ hữu hiệu để giới trẻ học hỏi và kết nối với bạn bè. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng có chừng mực. Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo cha mẹ nên đặt thời gian cố định về việc trẻ sử dụng mỗi ngày.
Bên cạnh đó, thời gian này không nên ảnh hưởng đến hoạt động thể dục thể chất và giấc ngủ, chẳng hạn như không sử dụng khoảng 1 giờ trước khi ngủ.
Bình luận (0)