Thấy tác hại của việc lạm dụng rượu, bia ngày càng nhức nhối, một nhóm sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã xây dựng dự án Rượu mượn nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng rượu của người Việt, đặc biệt là giới trẻ.
Lấy cảm hứng từ những câu chuyện có thật của người trẻ về tác hại của rượu và văn hóa sử dụng rượu, sự kiện “Điểm dừng” (với 3 nội dung triển lãm, tranh biện và tọa đàm) vừa được dự án tổ chức tại Hà Nội.
Khắc họa “ma men”
[VIDEO] Hình thù con "ma men" trong mắt người trẻ và Tuấn Tiển Tỉ
|
tin liên quan
Nghe 'bợm nhậu' học sinh kể chuyệnTại đây có những câu chuyện xung quanh về rượu với loạt ảnh về nhân vật là một cô gái chịu ảnh hưởng nặng nề từ người cha ruột - một “ma men” trong chính gia đình cô. Thông qua những bức ảnh về những nạn nhân bị bạo hành do rượu, triển lãm đã truyền đi thông điệp: Rượu, đôi khi không chỉ để lại những vết sẹo trên thể xác mà còn là những tổn hại sâu sắc trong tâm hồn những nạn nhân gián tiếp của thực phẩm này.
|
Những chất liệu được sử dụng trong triển lãm đa dạng và đầy thú vị: âm thanh, hình ảnh, mô hình… tất cả tạo thành một bức tranh toàn cảnh về hai mặt tốt - xấu của rượu, bia khi con người biết giữ chừng mực hoặc lạm dụng chúng. Người xem triển lãm có thể nghe một đoạn chia sẻ từ nhân vật thật trong một vụ tai nạn bởi rượu, cũng như có thể đọc lại những mẩu tin được tổng hợp.
Đặc biệt, nhiều thông điệp do các bạn trẻ gửi gắm đã được viết trong mỗi mẩu giấy treo tại triển lãm. Mỗi mảnh giấy là một câu chuyện nhỏ, những dòng chia sẻ dù ngắn cũng đủ gợi nên bức tranh toàn cảnh về vấn đề liên quan tới rượu trong các gia đình người Việt. "Giá mà tôi có một ông bố như những ông bố khác. Những ông bố khác chắc sẽ không say rượu về đánh con mình bầm tím mặt mày, vớ được cái gì là đập cái đó vào đầu", lời tâm sự của cô gái trẻ chịu ảnh hưởng nặng nề từ người cha ruột nát rượu. Triển lãm cũng khắc họa những con số ấn tượng do các nhà nghiên cứu đưa ra về tác hại và tình trạng sử dụng rượu, bia ở VN.
|
Đừng mất mạng vì bia, rượu
|
Còn YouTuber Tuấn Tiền Tỉ nêu quan điểm: “Từ chối rượu là bản lĩnh của một người đàn ông. Khi mà mình có mục tiêu, yêu bản thân mình thì có thể nói không với bất cứ trường hợp nào. Nếu có mục tiêu đi làm, giữ sức khỏe, thì được mời, bạn cứ từ chối. Đó mới là bản lĩnh”. Tuấn Tiền Tỉ cũng cho biết bản thân nhiều lần từ chối đã xây dựng được “thương hiệu”: không uống rượu nên không ai ép nữa và cũng không bị rủ đi uống nữa.
Sinh viên Lê Thị Phương Anh, Học viện Báo chí và Truyên truyền, cho rằng đây là chương trình ý nghĩa. “Việc mượn rượu không chỉ là vấn đề xã hội mà còn ăn sâu vào văn hóa của người VN. Để thay đổi phải bắt đầu tốt nhất từ các bạn trẻ, vì các bạn đã có nhận thức về vấn đề này rồi. Từ nhận thức có thể đưa ra những hành động đúng đắn để hạn chế những hệ lụy về sau của việc sử dụng rượu”, Phương Anh bày tỏ.
Bình luận (0)