|
Dừng đổ lỗi cho bản thân. Sống trong quá khứ không giúp ích điều gì, đặc biệt nếu có thái độ hối tiếc hay ý nghĩ tiêu cực, như: Alzheimer là do lỗi của bạn, hay không cho phép bản thân bị bệnh Alzheimer hoặc rơi vào cái bẫy luôn suy nghĩ về một bộ nhớ hoàn hảo… Bạn cần phải nhẹ nhàng nhắc nhở bản thân và những người khác tránh xa những ý nghĩ tiêu cực này.
Tự hỏi những gì bạn có thể làm để tránh bị mất trí nhớ mới là điều quan trọng. Tránh nghĩ đến những điều bạn không thể kiểm soát (như quá khứ hay di truyền), mà tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát, chẳng hạn như sức khỏe, thực hiện lối sống lành mạnh chính là điều cần thiết.
Chấp nhận sự thật. Bộ nhớ của bạn không phải là tuyệt vời, và bạn có thể bị nhầm lẫn ở đâu đó, nhưng tuyệt đối không được đầu hàng khi Alzheimer tấn công. Đôi khi có sự thâm hụt về kiến thức là điều đương nhiên và để giải quyết vấn đề này, hãy áp dụng một số kỹ thuật giúp tăng cường bộ nhớ nhằm mục đích nhớ lại hoặc theo dõi các thông tin, sự kiện mà bạn thực hiện.
Dừng cảm giác xấu hổ và cô lập chính mình. Có bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí không có nghĩa bạn nên ngừng tương tác với những người khác. Thu người lại với mục đích không muốn người khác nhận thấy bộ nhớ của bạn có vấn đề không phải phản ứng tích cực. Nếu làm bất cứ điều gì để tránh gây lúng túng cho mình, nhưng thiếu sự tương tác xã hội có thể góp phần gây trầm cảm, khiến chứng mất trí nhớ thêm tồi tệ.
Ngừng chiến đấu một mình. Bạn không phải là một người hoàn hảo và không cần phải cố gắng một mình thực hiện mọi việc. Từ chối sự hỗ trợ từ những người khác có thể khiến bạn lâm vào tình trạng kiệt quệ. Chia sẻ, tâm sự về chứng bệnh của mình hoặc đi dạo với một người bạn, tham gia một nhóm hỗ trợ dành cho những người bị mất trí nhớ là việc làm cần thiết. Luôn sẵn sàng cho phép người khác khuyến khích, giúp đỡ bạn, và chấp nhận các nguồn lực cộng đồng có sẵn trong cuộc chiến chống lại bệnh Alzheimer là khuyến cáo hữu ích.
Ngừng giả vờ. Giả vờ hoặc bỏ qua các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ không giúp nó mất đi mà còn khiến bệnh thêm trầm trọng. Việc sớm nhận được một chẩn đoán chính xác có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị. Có một số nguyên nhân có thể bị nhầm lẫn của chứng mất trí nhớ, như thiếu hụt vitamin B12 hoặc tràn dịch não bình thường, do đó, một đánh giá toàn diện rất quan trọng.
Đối mặt với chẩn đoán cho phép bạn bắt đầu điều trị sớm, và cũng có thể khuyến khích bạn chủ động ứng phó với cuộc sống về sau.
Ngừng lạm dụng thuốc, rượu bia. Dùng thuốc hay rượu bia có thể giúp tạm thời xua tan nỗi buồn khi nghĩ đến bệnh tật, nhưng về lâu dài thói quen này khiến tình hình thêm tồi tệ. Việc lạm dụng thuốc để đối phó với bệnh mất trí nhớ kết hợp với các loại thuốc theo quy định, là một công thức vô cùng nguy hiểm. Cách tốt nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống nếu chẳng may bị chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer là tập thể dục và rèn luyện tinh thần.
Tránh bỏ cuộc. Trầm cảm có thể là một phản ứng dễ hiểu đối với một chẩn đoán của bệnh Alzheimer, nhưng bạn không nên đầu hàng trước nó. Giảm sút giá trị cuộc sống hay quy phục trước kẻ thù sẽ cho phép các bệnh mất trí nhớ chiến thắng. Nếu bạn cảm thấy đang chán nản hoặc lo lắng, hãy hỏi bác sĩ về thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu để giúp thư giãn.
Đừng quá nghiêm túc. Theo About, Alzheimer là bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, không cần phải gác lại cảm giác hay tâm trạng vui vẻ, hài hước. Khoa học đã chứng minh tiếng cười là liều thuốc cực kỳ hiệu quả giúp chống lại mọi bệnh tật, vì thế, nếu có cơ hội hãy xem một bộ phim hài, đọc một cuốn truyện cười, và sẵn sàng mỉm cười với mình và người khác.
Ngọc Khuê
>> Chữa Alzheimer, Parkinson từ quả lựu
>> Chặn đứng bệnh Alzheimer bằng thực phẩm
>> Não khỏe để ngăn chặn bệnh Alzheimer
>> Phát hiện mới về Alzheimer
>> Thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Bình luận (0)