Lần đầu tiên người Trái đất chứng kiến cái chết của một thiên hà

22/02/2021 19:29 GMT+7

Lầu đần tiên, con người trên Trái đất chứng kiến cái chết của một thiên hà xa xôi, mà theo giới thiên văn học là một hiện tượng thật sự gây choáng ngợp.

Vào thời điểm toàn bộ các ngôi sao trong một thiên hà chết đi, và không còn ngôi sao mới nào được sinh ra, thiên hà đó đã đi đến mức tận cùng của đời sống. Điều này diễn ra khi toàn bộ chất khí bị tống khỏi thiên hà, khiến các ngôi sao mới không thể nào tượng hình.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Astronomy, các nhà khoa học vô cùng hồi hợp khi tình cờ chứng kiến hiện tượng hiếm gặp trong lúc sử dụng mạng lưới kính viễn vọng của Đài thiên văn ALMA ở Chile.
Phải mất khoảng 9 tỉ năm ánh sáng từ thiên hà được đặt tên ID2299 có thể đến được Trái đất. Vì thế, vào thời điểm các nhà nghiên cứu quan sát hiện tượng trên, họ đang chứng kiến vũ trụ vào thời điểm mới vỏn vẹn 4,5 tỉ năm tuổi.
Các nhà thiên văn học cho hay ID2299 bị thất thoát khối lượng khí có thể tạo nên 10.000 mặt trời mỗi năm. Tình trạng chất khí bị tống ra bên ngoài diễn ra trong lúc hai thiên hà va chạm và kết hợp nhau để tạo nên ID2299.
Bên cạnh đó, thiên hà ID2299 đang hình thành sao với tốc độ gấp hàng trăm lần so với Dải Ngân hà, vì thế càng làm cạn kiệt nhanh hơn nguồn khí ít ỏi còn sót lại.
Với tốc độ này, ID2299 ước tính chỉ còn vài chục ngàn năm thời gian trước khi chết đi.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi quan sát một thiên hà khổng lồ đang “giẫy chết” vì bị thất thoát khí nghiêm trọng”, theo trưởng nhóm nghiên cứu Annagrazia Puglisi của Đại học Durham (Anh).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.