jaxa |
Tàu du hành Hayabusa2 thực hiện thành công sứ mệnh thu thập mẫu vật trên một tiểu hành tinh |
Bộ Giáo dục Nhật Bản cho biết, do axít amin đóng vai trò thiết yếu để sinh vật tạo nên các protein cần thiết cho sự sống, phát hiện mới có thể mang đến manh mối hứa hẹn đột phá trong nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc của sự sống.
Đây cũng là lần đầu tiên nhân loại tìm được các hợp chất hữu cơ trên một tiểu hành tinh đang lao nhanh trong vũ trụ.
Tháng 12.2020, Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thông báo tàu du hành Hayabusa2 đã quay về trái đất sau sứ mệnh kéo dài 6 năm. Tàu mang theo hộp chứa hơn 5,4 g vật chất nằm bên dưới bề mặt tiểu hành tinh Ryugu vào thời điểm nó đang cách địa cầu hơn 300 triệu km.
Nỗ lực nghiên cứu mẫu vật đến từ Ryugu nhằm khám phá những bí ẩn về nguồn gốc của hệ mặt trời và sự sống trên hành tinh chúng ta. Kết quả phân tích mẫu vật trước đó cho thấy có sự hiện diện của nước và vật chất hữu cơ.
Năm 2021, nỗ lực nghiên cứu được khởi động đầy quy mô với sự tham gia của JAXA và các viện nghiên cứu trên toàn Nhật Bản, trong đó có Đại học Tokyo và Đại học Hiroshima.
Dù chưa rõ bằng cách nào axít amin có thể đến được địa cầu vào thời cổ đại, một giả thuyết cho rằng chúng được các thiên thạch mang đến trái đất từ không gian xa xôi. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các thiên thạch gặp trở ngại vì chúng bị trộn lẫn các vi sinh vật của trái đất trong quá trình lao xuyên khí quyển địa cầu.
Vì thế, việc đưa Hayabusa2 đến tiểu hành tinh Ryugu và thu thập mẫu vật bên dưới bề mặt cho phép loại trừ khả năng trên.
Hayabusa2 được phóng lên không gian vào năm 2014 và đến vị trí cho phép con tàu khóa chặt vào vị trí bên trên Ryugu vào tháng 6.2018. Để làm được điều này, tàu du hành của Nhật Bản đã di chuyển trên quỹ đạo ê líp xung quanh mặt trời suốt hơn 3 năm và vượt qua quãng đường hơn 3,2 tỉ km.
Năm tiếp theo (2019), con tàu tiếp xúc bề mặt tiểu hành tinh tổng cộng 2 lần, cho phép nó thu thập mẫu vật bên dưới bề mặt một tiểu hành tinh lần đầu tiên trong lịch sử loài người.
Bình luận (0)