Lan tỏa hơn nữa phong trào 'Sinh viên 5 tốt'

27/06/2023 19:00 GMT+7

Làm sao để lan tỏa phong trào "Sinh viên 5 tốt", cơ hội việc làm cũng như được phát triển bản thân ra sao khi sinh viên đạt danh hiệu này; giúp sinh viên có môi trường được trải nghiệm thực tiễn nhiều hơn cũng đẩy mạnh ứng dụng số trong hoạt động, phong trào của sinh viên...

Đó là những ý kiến, đề xuất tại Hội nghị trực tuyến lấy ý kiến của nhóm phóng viên báo chí, truyền hình góp ý cho Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028, do T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức diễn ra vào chiều 27.6.

Hội nghị diễn ra tai 3 đầu cầu là: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam; chị Hồ Hồng Nguyên, Trưởng Ban Thanh niên trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đồng chủ trì hội nghị

Anh Nguyễn Minh Triết: Phải có những giải pháp khi sinh viên cần và mong muốn… - Ảnh 2.

Nhà báo Nguyễn Trần Minh Trí, Báo Người Lao Động đóng góp ý kiến tại hội nghị

LÊ THANH

Nhà báo Nguyễn Trần Minh Trí, Báo Người Lao Động, cho rằng: "Hiện nay, phong trào "Sinh viên 5 tốt" vẫn đang được triển khai rộng khắp ở các Hội Sinh viên tại nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Mặc dù được biểu dương, tôi vinh qua các cấp từ cấp trường đến cấp tỉnh, thành, đại học khu vực và cấp trung ương. Tuy nhiên, chính sách, giải pháp cho các "Sinh viên 5 tốt" sau khi ra trường và sau khi nhận được danh hiệu này vẫn chưa được quan tâm nhiều và đồng bộ. Đặc biệt là vấn đề hỗ trợ, giới thiệu việc làm hay chứng chỉ "Sinh viên 5 tốt" có thể được sử dụng như chứng chỉ về hoạt động xã hội nhằm giúp sinh viên tham gia ứng tuyển vào các bậc học cao hơn hoặc xin học bổng du học".

Từ thực tế nêu trên, nhà báo Minh Trí, kiến nghị: "Cần có chính sách giới thiệu "Sinh viên 5 tốt" đến các đơn vị có nhu cầu nhân lực, Chẳng hạn, giới thiệu đến chính quyền địa phương, các cơ quan đơn vị; chương trình đào tạo. Giới thiệu về các đề án cán bộ nguồn của địa phương nhằm tạo động lực cho sinh viên phấn đấu hoặc đưa doanh nghiệp trở thành một trong những thang đo đánh giá năng lực trẻ, sinh viên vừa tốt nghiệp đối với các tổ chức trong thời gian học đại học.

Liên quan đến vấn đề "Vun đắp lý tưởng, rèn luyện đạo đức" trong sinh viên, nhà báo Minh Trí, đề xuất: "Cần mở diễn đàn "Người trẻ văn minh trên mạng xã hội" hoặc "Sinh viên Việt Nam ứng xử văn minh trên mạng xã hội", định kỳ tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp, giao lưu trực tuyến, tọa đàm với chuyên gia có sức ảnh hưởng về ứng xử văn minh trên mạng xã hội. Qua đó nắm bắt xu hướng của sinh viên, đồng thời tuyên truyền pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật, trái với thuần phong, mỹ tục, lệch chuẩn".

Anh Nguyễn Minh Triết: Phải có những giải pháp khi sinh viên cần và mong muốn… - Ảnh 3.

Nhà báo Văn Tiệp, chuyên trang Sinh viên Việt Nam của Báo Tiền Phong chia sẻ tại hội nghị

LÊ THANH

Theo nhà báo Văn Tiệp, chuyên trang Sinh viên Việt Nam của Báo Tiền Phong, ngoài 5 tiêu chí: "đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt" của phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì trong bối cảnh mới yếu tốt năng lực số cần xem xét để bổ sung thêm.

Anh Nguyễn Minh Triết: Phải có những giải pháp khi sinh viên cần và mong muốn… - Ảnh 4.

Nhà báo Trần Thanh Truyền, ấn phẩm Mực Tím, Báo Tuổi Trẻ nêu ý kiến tại hội nghị

LÊ THANH

Thêm một vấn đề nữa mà nhà báo Văn Tiệp, đặt ra tại hội nghị. Đó là, hiện các trường đại học đã và đang chuyển qua tự chủ tài chính, điều này cũng có những mặt tác động tích cực, đồng thời cũng có những tác động tiêu cực đến sinh viên, trước mắt có thể thấy câu chuyện học phí đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Hội sẽ thể hiện vai trò của mình với vấn đề này ra sao để giảm bớt gánh nặng cho sinh viên?

Tâm đắc với nội dung đề án chuyển đổi số trong hoạt động Hội, nhà báo Trần Thanh Truyền, ấn phẩm Mực Tím, Báo Tuổi Trẻ, chia sẻ: "Nói đến câu chuyện chuyển đổi số thì cũng cần quan tâm đến việc nâng cao năng lực số cho các bạn sinh viên. Đó là làm sao để sinh viên có thể nắm bắt, sử dụng, phát huy tốt nhất những tiện ích số để áp dụng vào việc học tập, tìm kiếm cơ hội và phát triển bản thân. Đó còn là việc tạo ra sức đề kháng đủ tốt cho sinh viên trên không gian mạng, đặc biệt là cách ứng xử với thông tin xấu độc hay việc giữ an toàn thông tin, hành xử văn minh trên internet và mạng xã hội".

Với vai trò của ban soạn thảo nội dung, anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Nguyễn Minh Triết, cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp thu đầy đủ những phản ánh và những mong muốn của các anh chị trong hội nghị hôm nay. Những vấn đề tăng tính trải nghiệm, tăng cường lòng yêu nước, việc làm, sức khỏe tinh thần của sinh viên, rồi các giải pháp tình nguyện vì cộng đồng, phong trào Sinh viên 5 tốt, chuyển đổi số, năng lực số, ứng xử văn minh trên các không gian, các chỉ tiêu đi đến các mục đích cuối cùng. Tất cả những vấn đề đặt ra sẽ được chúng tôi nghiên cứu và tiếp thu đầy đủ để bổ sung vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.