|
Nuôi theo phong trào
Làng hai, là một ngôi làng nhỏ thuộc ấp Đồng Tâm, xã Xuân Mỹ, H.Cẩm Mỹ (Đồng Nai), rộng khoảng 1km2, hình dáng kiểu bàn cờ, xung quanh là rừng cao su bao bọc, người dân đa số sống bằng nghề cạo mủ thuê cho nông trường cao su.
|
|
Khoảng 10 năm về trước, thời điểm heo siêu nạc bắt đầu phổ biến và có giá cao, người dân trong làng đã ồ ạt xây chuồng, thả heo. Lúc cao điểm có khoảng hơn 50% hộ gia đình trong làng nuôi heo. Đi đến đâu cũng cũng nghe tiếng heo kêu inh ỏi, mùi phân heo bốc lên nồng nặc, đến nỗi mọi người trong làng thường nói vui “làng hai nay thành làng heo”.
Gia đình anh Lê Văn Phê, một hộ dân “chạy đua” theo phong trào nuôi heo vào vào thời kỳ đó nhớ lại: “Năm 2004, thấy ai nuôi cũng có lời nên tôi cũng thử. Chỉ cần bỏ ra 1 triệu đồng là có cái chuồng ngang rộng 3m, đủ thả 10 heo con. Thức ăn đã có cám công nghiệp mua trước, trả tiền sau. Hồi đó tôi nuôi được ba lứa, mỗi lứa lời hơn 2 triệu đồng, sau đó thấy giá hạ nên ngưng. Những người khác nuôi gắng thêm hai ba lứa nữa nhưng lỗ quá nên cũng dẹp luôn. Từ chỗ hơn nửa làng (khoảng gần 150 hộ), sau gần hai năm chỉ còn một vài hộ bám nghề”.
Phòng trào nuôi heo coi như chấm dứt. Thế nhưng 10 năm sau, làng hai lại lại nổi lên một phong trào mới…
Hết heo đến dê
“Chừ làng hai ni sắp thành làng dê rồi, hết heo lại đến dê”. Bà Trần Thị Loan, trưởng ấp Đồng Tâm nói như vậy khi nghe chúng tôi hỏi về tình hình người dân nuôi dê trong làng. Bà Loan cho hay, cả làng tổng cộng có 292 hộ, trước đây một năm chỉ có một hộ duy nhất nuôi dê, nhưng từ đầu năm 2014 thì phong trào nuôi dê rộ lên. Hiện tại đã có gần 40 hộ nuôi và sẽ còn tăng nữa bởi rất nhiều hộ khác đang có động thái rục rịch. Hiện tổng đàn dê trong làng ước tính khoảng trên 500 con. “ Ngay xóm tôi, chỉ có 10 hộ mà có đến 3 hộ nuôi với số lượng hơn 60 con dê”, bà Loan dẫn chứng.
Theo bà Loan, sở dĩ lần này người dân đổ xô nuôi dê vì thấy dê đem lại kinh tế cao, cứ 5 tháng đẻ một lần. Con dê lại ít mắc bệnh, không tốn tiền mua thức ăn, chỉ bỏ công kiếm lời. Mặt khác do cao su rớt giá, đời sống công nhân lao đao, họ tranh tranh thủ nuôi vài con dê tăng thu nhập.
Bài, ảnh: Lê Lâm
>> Làng nghèo nuôi dê
>> Thành công nhờ nuôi heo sạch
>> Nuôi heo rừng ở đảo
Bình luận (0)