Làng hương cuối năm lại lắc lắc cái hộp, kiếm tiền tiêu tết

08/01/2024 11:35 GMT+7

Cuối năm âm lịch, người dân làng nghề ở xã Thanh Trạch (H.Bố Trạch, Quảng Bình) lại mang hộp xốp, que tre cùng các nguyên liệu khác ngồi... lắc lắc, đây chính là công đoạn thú vị tạo ra những cây hương (cây nhang) thủ công.

Cứ khoảng một tháng trước Tết Nguyên đán, người dân tại thôn Quyết Thắng (xã Thanh Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình) lại soạn sửa làm hương thơm. Đây là làng nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm tại Quảng Bình.

Làng hương cuối năm lại lắc lắc cái hộp, kiếm tiền tiêu tết- Ảnh 1.

Người dân thôn Quyết Thắng (xã Thanh Trạch) soạn sửa dụng cụ làm hương

BÁ CƯỜNG

Làng hương cuối năm lại lắc lắc cái hộp, kiếm tiền tiêu tết- Ảnh 2.

Các que tre được ngâm trong nước bột sắn để tạo chất kết dính, yếu tố quan trọng để cho ra những cây hương tự nhiên, không sử dụng hóa chất

BÁ CƯỜNG

Vừa bước vào con ngõ đầu tiên của làng hương, mùi thơm dịu nhẹ đã thoang thoảng. Càng vào sâu trong các ngõ, mùi hương càng đậm hơn. Hình ảnh người dân cầm que tre bỏ vào hộp xốp, rắc bột hương lên rồi lắc đi lắc lại đã trở nên quen thuộc tại làng này.

Làng hương cuối năm lại lắc lắc cái hộp, kiếm tiền tiêu tết- Ảnh 3.

Hương được bỏ vào chiếc hộp và lắc đều

BÁ CƯỜNG

Làng hương cuối năm lại lắc lắc cái hộp, kiếm tiền tiêu tết- Ảnh 4.

Càng lắc để cho ra được nhiều hương, người dân sẽ có sản lượng lớn phục vụ cho dịp tết

BÁ CƯỜNG

Nghề làm hương đã có từ lâu, hầu như gia đình nào có người làm hương tại thôn Quyết Thắng cũng đã là nối đến đời thứ 3.

Quanh năm, họ vẫn làm nhiều công việc thời vụ khác như nông nghiệp, ngư nghiệp. Nhưng cận tết, họ gác lại tất cả để ở nhà làm hương, giúp họ hái ra tiền và cũng là cách để giữ lửa làng nghề.

Làng hương cuối năm lại lắc lắc cái hộp, kiếm tiền tiêu tết- Ảnh 5.

Trung bình mỗi hộ dân ở làng hương sẽ cho ra từ 3.000 - 4.000 cây hương mỗi ngày

BÁ CƯỜNG

Làng hương cuối năm lại lắc lắc cái hộp, kiếm tiền tiêu tết- Ảnh 6.

Loại bột được làm từ nhiều loại thảo dược để tạo ra cây hương

BÁ CƯỜNG

Bà Phan Thị Cáp (60 tuổi, thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch) đã có hơn 30 năm làm nghề hương, mỗi ngày cố lắc lắc hộp xốp, cho ra 3.000 - 4.000 cây hương.

Làng hương cuối năm lại lắc lắc cái hộp, kiếm tiền tiêu tết- Ảnh 7.

Hương được phơi khắp các ngõ tại thôn Quyết Thắng

BÁ CƯỜNG

"Khoảng 70% số hộ gia đình trong thôn đều có nghề làm hương. Những ngày bình thường chúng tôi làm những công việc khác như đi bắt ốc, làm ruộng... nhưng cận tết thì ở nhà làm hương, làm đến đầu tháng 12 âm lịch sẽ bắt đầu đi bán", bà Cáp nói.

Làng hương cuối năm lại lắc lắc cái hộp, kiếm tiền tiêu tết- Ảnh 8.

Làng hương ở thôn Quyết Thắng có khoảng 500 hộ dân và hơn 70% số hộ giữ nghề làm hương truyền thống

BÁ CƯỜNG

Để làm ra những cây hương theo cách thủ công, công đoạn cũng rất phức tạp, ngay từ đầu năm người dân đã chuẩn bị. Ra giêng, họ vào rừng tìm lá, rễ của cây hương bài - một loại cây quan trọng trong việc sản xuất hương.

Làng hương cuối năm lại lắc lắc cái hộp, kiếm tiền tiêu tết- Ảnh 9.

Nghề làm hương đã tồn tại hàng trăm tại xã Thanh Trạch

BÁ CƯỜNG

Sau đó, họ đi thu mua tre, chẻ nhỏ thành từng đoạn, chuẩn bị sẵn để sử dụng cho cả năm cũng như dịp cận tết của năm sau.

Việc làm hương thủ công đòi hỏi người theo nghề phải có sức khỏe khi phải ngồi từ sáng đến chiều tối để ngâm que tre vào chất kết dính (được nấu từ cây sắn), cho vào hộp xốp và rắc bột nguyên liệu vào rồi lắc đều để bột hương dính vào các cây tre.

Làng hương cuối năm lại lắc lắc cái hộp, kiếm tiền tiêu tết- Ảnh 10.

Người dân thôn Quyết Thắng thức dậy từ sớm để làm hương

BÁ CƯỜNG

Làng hương cuối năm lại lắc lắc cái hộp, kiếm tiền tiêu tết- Ảnh 11.

Năm 2015, làng nghề thôn Quyết Thắng được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là làng nghề truyền thống

BÁ CƯỜNG

"Ở đây chúng tôi sản xuất chủ yếu 2 loại hương, loại dài 40 cm và 70 cm. Các cây hương này được lắc đi lắc lại qua nhiều lần, có loại qua 4 lần nước. Càng nhiều lần nước thì hương lại càng thơm", bà Cáp chia sẻ.

Làng hương cuối năm lại lắc lắc cái hộp, kiếm tiền tiêu tết- Ảnh 12.

Những cây hương sẽ cho người dân xã Thanh Trạch một cái tết ấm no

BÁ CƯỜNG

Sau khi hoàn thành các công đoạn, người dân mang hương đem phơi khắp nơi, từ các sân bãi trống đến hàng rào, vỉa hè bên đường... Sau đó, hương được bó lại từ 100 - 150 cây/bó, bán với giá 150.000 - 200.000 đồng/bó. Công việc này mang lại nguồn thu nhập để người dân thôn Quyết Thắng có một cái tết đủ đầy.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.