Như Thanh Niên đã thông tin, thảo luận về luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi vào sáng qua (18.6), đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) đề nghị ban soạn thảo bổ sung quy định hình thức phạt lao động công ích vào dự thảo luật.
Tranh luận về đối tượng áp dụng
Lý do được đưa ra là hình thức xử phạt này đã được quy định trong Nghị định 143 năm 1977 và Pháp lệnh 15 Quốc hội khóa 10 năm 1999 về lao động công ích. Theo phân tích của ĐB Hoa, việc áp dụng hình thức xử phạt này tác động trực tiếp tới những người vi phạm, vì hình thức lao động là không thể thay thế được của người lao động, còn tiền bạc hoàn toàn có thể thay thế, thậm chí vay mượn để nộp phạt. Hình thức này giúp việc thi hành xử phạt có tác dụng tích cực hơn trong việc hình thành ý thức pháp luật. Qua đó, người vi phạm nhận thấy trách nhiệm, bổn phận của mình đối với cộng đồng và thúc đẩy quá trình tái hòa nhập xã hội.
Lao động công ích phải “đúng thực tế”
Tuy vậy, cũng có một số băn khoăn về hình thức phạt lao động công ích. Theo BĐ Trần Thanh Hải, khái niệm lao động cưỡng bức là buộc ai đó làm việc trái với ý muốn người làm. Điều này khác với cưỡng bức lao động là có sử dụng vũ lực. Đối với các cam kết với châu Âu, nếu có lao động cưỡng bức thì hàng hóa chúng ta xuất khẩu vào đây sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay. Lưu ý rằng các nước như ở châu Âu yêu cầu rất rõ về trách nhiệm xã hội, quyền lao động... Tuy nhiên, một số BĐ cũng lập luận về luồng ý kiến này, rằng: Vì sao chỉ phạt đối với đối tượng từ 16 - 30 tuổi mà không phải từ 15 - 60 tuổi? Đây là lao động công ích (giúp ích cho xã hội) chứ có phải là lao động khổ sai đâu mà gọi là cưỡng bức?
Hơn hết, BĐ Nguyễn Hưng cho rằng phải có quy định cụ thể, như: mỗi hành vi vi phạm pháp luật thì phải nộp phạt bao nhiêu (mức cao nhất để trừng phạt); nếu không có tiền thì phải lao động công ích (phải cụ thể làm được cái gì và tính giá trị là bao nhiêu), như thế mới giải quyết được tình trạng vi phạm pháp luật và đảm bảo sự bình đẳng.
Bình luận (0)