Làng nghề đũa cau Nàng Rưng vào vụ Tết

13/01/2025 17:28 GMT+7

Những người thợ tại các làng nghề thủ công truyền thống ở Hà Tĩnh đang làm việc hết công suất để kịp xuất bán ra thị trường những mặt hàng phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp đón Tết.

Làng nghề đũa cau Nàng Rưng vào vụ Tết- Ảnh 1.

Những ngày cận tết Nguyên đán 2025, làng nghề làm đũa cau Nàng Rưng ở thôn 1, xã Phúc Trạch (H.Hương Khê, Hà Tĩnh) không khí làm việc bận rộn hơn bao giờ hết. Những người thợ luôn tất bật bào các thanh cau để tạo ra từng chiếc đũa bán cho thị trường dịp Tết.

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Làng nghề đũa cau Nàng Rưng vào vụ Tết- Ảnh 2.

Vợ chồng anh Đoàn Vương Hải (44 tuổi) đã gắn bó với nghề vót cau làm đũa đã được gần 10 năm nay. Anh Hải cho biết nghề làm đũa cau Nàng Rưng ở xã Phúc Trạch đã tồn tại hàng chục năm nay, hiện có khoảng 20 hộ dân đang gắn bó với nghề truyền thống này. Những ngày qua, vợ chồng anh Hải làm cả ngày lẫn đêm để kịp giao đũa cau cho khách hàng đã đặt trước.

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Làng nghề đũa cau Nàng Rưng vào vụ Tết- Ảnh 3.

Vật liệu mà bà con ở nơi đây sử dụng để vót đũa là từ cây cau có tên gọi Nàng Rưng mọc tự nhiên ở trong rừng. Khác với đũa được làm từ cây tre hoặc cây thân gỗ, đũa cau rừng có mùi thơm đặc trưng và rất bền. Nghề vót đũa được những người thợ làm quanh năm, song dịp cận Tết thì tất bật hơn do có nhiều đơn hàng.

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Làng nghề đũa cau Nàng Rưng vào vụ Tết- Ảnh 4.

Đây là dụng cụ mà người thợ dùng để bào các thanh cau làm đũa.

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Làng nghề đũa cau Nàng Rưng vào vụ Tết- Ảnh 5.

Người dân ở xã Phúc Trạch thường làm đũa với dáng tròn và vuông. Dịp cận Tết, đũa cau được bán với giá từ 50.000 - 70.000 đồng/10 đôi. Nhờ gắn bó với nghề này, mỗi hộ dân có thu nhập trung bình từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/ngày.

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Tết về trên từng con đường, hẻm nhỏ: Rộn ràng không khí chuẩn bị ở TP.HCM, Đà Nẵng

Làng nghề đũa cau Nàng Rưng vào vụ Tết- Ảnh 6.

Xã Phúc Trạch cũng là thủ phủ trồng cây dó bầu (thuộc họ trầm) ở Hà Tĩnh với 90 % hộ dân tham gia trồng trên diện tích hơn 300 ha. Không chỉ trồng mà hiện nay tại xã này có nhiều gia đình xây dựng cơ sở thu mua, làm các sản phẩm từ trầm hương như: nhang thơm, trầm nụ, đồ thủ công mỹ nghệ.

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Làng nghề đũa cau Nàng Rưng vào vụ Tết- Ảnh 7.

Những ngày giáp Tết, nhiều hộ gia đình ở địa phương này cũng đang tất bật cho ra lò nhiều mặt hàng từ trầm hương để phục vụ thị trường.

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Làng nghề đũa cau Nàng Rưng vào vụ Tết- Ảnh 8.

Còn tại làng nghề nấu mật mía ở xã Thọ Điền (H.Vũ Quang, Hà Tĩnh), không khí những ngày sát Tết cũng không kém phần nhộn nhịp.

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Làng nghề đũa cau Nàng Rưng vào vụ Tết- Ảnh 9.

Những ngày qua, người dân ở làng nghề này cũng đỏ lửa suốt ngày đêm để nấu mật mía phục vụ cho thị trường dịp Tết.

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Làng nghề đũa cau Nàng Rưng vào vụ Tết- Ảnh 10.

Ông Phạm Quang Tùng, quyền Chủ tịch UBND xã Thọ Điền cho hay, toàn xã hiện có gần 200 hộ dân trồng mía trên diện tích khoảng 30 ha. Sau khi thu hoạch, mía được người dân làm sạch, dùng máy ép lấy nước và sau đó cho vào nồi lớn để nấu. Sau khoảng 4 - 5 tiếng, nước mía sẽ đặc quánh tạo thành mật.

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Làng nghề đũa cau Nàng Rưng vào vụ Tết- Ảnh 11.

"Làng nghề nấu mật mía đã gắn bó với người dân suốt 50 năm nay, mang lại thu nhập ổn định cho các hộ dân. Năm nay, sản lượng mật mía của xã chúng tôi ước đạt khoảng 200 tấn, trị giá hàng tỉ đồng", ông Tùng thông tin.

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.