Lao động VN có nguy cơ bị “cấm cửa” vào Đài Loan

04/04/2012 18:48 GMT+7

(TNO) Đài Loan được đánh giá là thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) trọng điểm của Việt Nam trong suốt hơn 10 năm qua. Tuy nhiên, hiện thị trường này đang điêu đứng vì tỷ lệ lao động (LĐ) bỏ trốn tăng cao.

(TNO) Đài Loan được đánh giá là thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam (VN) trong suốt hơn 10 năm qua. Tuy nhiên, hiện thị trường này đang điêu đứng vì tỷ lệ lao động (LĐ) bỏ trốn tăng cao.

>> Đài Loan tăng thời gian cư trú cho lao động nước ngoài
>> Gỡ khó cho thị trường lao động
>> Đài Loan: Một nữ lao động VN bị giam giữ đánh đập nhiều ngày
>> 4 thuyền viên Việt Nam bị bắt cóc ở Somalia
>> Một nữ lao động Việt Nam tại Đài Loan bị đánh phải nhập viện

550 lao động bỏ trốn/tháng

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), tính từ tháng 11.1999 tới nay, VN đã đưa khoảng trên 250.000 lượt người sang làm việc tại Đài Loan. Chỉ sau vài năm sang làm việc tại thị trường này, nhiều LĐ VN bắt đầu tìm kiếm cơ hội để bỏ trốn. Từ năm 2003 đến nay, LĐ VN bỏ trốn tại Đài Loan tăng nhanh. Bình quân khoảng 6.600 LĐ bỏ trốn/năm (550 LĐ/tháng).

Tỷ lệ LĐ bỏ trốn hiện nay là 8%/năm trên tổng số LĐ VN có mặt làm việc tại Đài Loan. 

 

 
Nhiều lao động nông thôn vẫn muốn sang Đài Loan làm việc - Ảnh: CTV

Nguy cơ dừng tiếp nhận LĐ Việt Nam

Bài học Đài Loan tạm dừng tiếp nhận lao động VN trong hai nghề: thuyền viên tàu cá gần bờ và giúp việc gia đình từ năm 2004 đến nay; đồng thời, không cấp giấy phép mới cho các doanh nghiệp (DN) đưa LĐ sang Đài Loan do LĐ VN làm việc tại thị trường này bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp số lượng lớn xem ra không còn tác dụng.

Trước tình trạng đưa LĐ đi làm việc ở Đài Loan tồn tại nhiều bất cập như hiện nay, ông Đào Công Hải - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước - lo lắng nguy cơ phía Đài Loan sẽ hạn chế tiếp nhận LĐ VN đang hiện hữu rất rõ ràng. Theo ông Hải, lần này Bộ LĐ-TB-XH quyết tâm chấn chỉnh thị trường này bằng những giải pháp mạnh tay.

Ngoài việc công khai mức phí, mỗi chi nhánh của DN được ủy quyền hoạt động đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài chỉ được tổ chức tuyển chọn, đào tạo LĐ trước khi đi ở một địa điểm. DN không được phép cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng pháp nhân để tổ chức tuyển chọn, thu tiền đưa lao động đi làm việc tại Đài Loan dưới bất kỳ hình thức nào.

Kể từ ngày 1.4, nếu phát hiện LĐ được tuyển chọn, đào tạo để đi làm việc tại Đài Loan mà phải chịu chi phí cao hơn mức quy định; DN, chi nhánh của DN vi phạm thì DN sẽ bị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Nếu tiếp tục vi phạm, sẽ bị thu hồi giấy phép và xử lý theo quy định của pháp luật. Những DN có tỷ lệ LĐ bỏ hợp đồng cao hơn mức bình quân chung thì phải tạm dừng đưa LĐ mới sang Đài Loan để thực hiện các biện pháp giảm tỷ lệ LĐ bỏ hợp đồng.

Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động LĐ về nước, tới đây Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH sẽ phối hợp với công an các địa phương tổ chức rà soát kiểm tra thanh tra các đầu mối DN tại các địa phương và chi phí của NLĐ trước khi đi làm việc ở Đài loan, phát hiện các tổ chức, cá nhân không có chức năng xuất khẩu LĐ nhưng tổ chức thu gom, đào tạo, thu tiền và tổ chức đưa LĐ đi làm việc ở Đài loan để xử lý.

                                                                                                                        Thu Hằng

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.