Lấp lánh hạt ngọc trời

18/11/2017 10:00 GMT+7

Cuộc sống lành mạnh thời hiện đại đang chuyển dịch sang sự tối giản trong lối sống và cả nếp ăn uống.

Một chén cơm ngon đủ để làm nên một bữa ăn đầy đủ - cả nghĩa đen và nghĩa bóng, đủ để làm nên một bữa sum họp gia đình đầm ấm. Hạt gạo kinmemai đúng là hạt ngọc hội tụ tinh hoa của trời đất. Sự xuất hiện của kinmemai khiến người ta bàn tán xôn xao.
Được kỷ lục thế giới Guinness công nhận là loại gạo đắt nhất thế giới từ giữa năm ngoái với giá bán 109 USD/kg nhưng cho đến đầu tháng 11 này, kinmemai của Công ty gạo Toyo mới ra mắt người tiêu dùng tại Singapore - điểm bán duy nhất ở khu vực Đông Nam Á. So với các loại gạo khác, kinmemai hoàn toàn vượt trội về mùi thơm, độ ngọt, chất dinh dưỡng và cao gấp 6 lần về hàm lượng lipopolysaccharide (LPS) - vốn là chất tăng cường hệ miễn dịch ở người.
Lấp lánh hạt ngọc trời 1
Vì sao đắt giá?
Để có được những giá trị như vậy, Kinmemai phải trải qua một quá trình tuyển chọn, sản xuất vô cùng chặt chẽ. Quá trình bắt đầu với 18 “ứng viên” gạo được trao giải vàng và được công nhận là loại gạo có chất lượng hàng đầu thế giới tại cuộc thi quốc tế đánh giá độ ngon của gạo lần thứ 17, diễn ra tại thành phố Komatsu, tỉnh Ishikawa, Nhật Bản vào cuối năm 2015. Rồi từ con số 18 rút lại còn 6 “gương mặt” xuất sắc nhất. Tổng cộng 3.870 kg gạo thuộc 6 loại này được mua từ các nhà sản xuất với giá khoảng 16,7 USD/kg, gấp 8 lần giá gạo bình thường. Sau đó, công ty này tiếp tục sàng lọc để chọn ra khoảng 2.000 kg gạo để cho ra kinmemai premium thơm, ngon, dinh dưỡng nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến.

tin liên quan

Ly cà phê Geisha không đắng nhưng đắt
Dân nghiện cà phê khắp nơi đang nôn nóng được nhâm nhi ly cà phê “nóng bỏng tay” vào tháng 11 tới đây bởi phải trả đến 55 USD/ly. 
Cụ thể, sau khi đưa đến nhà máy, độ ẩm của hạt thóc được theo dõi gắt gao. Nếu độ ẩm trên 14,5% thì lập tức gói thóc đó bị trả về. Thóc được đưa vào một máy quay li tâm, được kiểm soát để lớp trấu và cám được bóc ra một cách nhẹ nhàng nhất. Tiếp đến, người ta dùng camera để chọn ra những hạt gạo đảm bảo về độ tròn trịa và màu sắc, còn những hạt không được nguyên vẹn thì dùng để làm trà gạo. Sau đó là khâu làm sạch bằng luồng gió đủ để cuốn đi một sợi tóc nhỏ rồi được cho vào túi bơm khí ni tơ để giữ độ tươi ngon và khi về đến từng nhà thì không cần phải vo trước khi nấu. Quy trình này giúp giữ nguyên được mầm gạo và đó chính là cái gốc của tên gọi kinmemai (“kinme” nghĩa là mầm vàng và “mai” là gạo, trong tiếng Nhật).
Lấp lánh hạt ngọc trời 2
Lấp lánh hạt ngọc trời 3
Loại gạo đắt nhất thế giới có giá bán 109 USD/kg
Giàu dưỡng chất và quý hiếm
Thoạt nhìn, gạo kinmemai chẳng khác gì gạo đã được xay xát nhưng thực chất loại này hoàn toàn giữ được lớp nội nhũ gần vỏ hạt (sub-aleurone) vốn bị mất đi trong quá trình xay xát thông thường. Nội nhũ là phần chính và có giá trị nhất trong hạt gạo, được chia thành 2 vùng: lớp gần vỏ hạt, gọi là sub-aleurone và vùng nội nhũ tâm hạt.
Chỉ có 2.000 kg mà phải chia đôi xẻ nửa khi một phần cho nhà hàng món Nhật Yugyoan Tankuma Kitamise ở Kyoto và phần lên đường xuất khẩu mà Singapore là điểm đến vào ngày 1.11 vừa qua. Bộ Y tế nước này đã kêu gọi người dân chọn gạo lứt thay vì gạo trắng xay xát thông thường để tránh nguy cơ bệnh tiểu đường.
Trong lần ra mắt này, kinmemai thành phẩm được chia làm 2 loại: gạo trắng kinmemai better white và gạo lứt kinmemai better brown. Bảng so sánh giữa hai loại này với gạo trắng thông thường cũng đủ thấy sức hấp dẫn của loại gạo thượng hạng này. Theo đó, kinmemai better white nhiều gấp 7 lần gạo thông thường về hàm lượng vitamin B1, 1,8 lần vitamin B6, 1,4 lần a xít folic, 1,8 lần chất xơ, 6 lần LPS và ít hơn 10% về calories. Còn kinmemai better brown thì gấp 4,5 lần vitamin B1, 14 lần vitamin E, 7 lần chất xơ, 6 lần LPS và ít hơn những 20% về calories.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.