Lắt léo chữ nghĩa: Nghĩa của một số 'yếu tố láy' (*)

09/08/2020 07:00 GMT+7

64. Thuồng trong thèm thuồng: Thèm thuồng là điệp thức của hai từ sàm sùng [饞𩞉] trong tiếng Hán, có nghĩa là “tham ăn”.

Về tương quan S ↔ TH, ta còn có: sa [紗], thứ lụa mỏng, nhẹ the trong màn the; sáp [插], cắm vào ↔ thắp trong thắp nhang (là “cắm nhang”; rồi mới có nghĩa rộng trong thắp đèn);... Về AM ↔ EM giữa sàmthèm, ta còn có: đam [擔], mang vác, gánh vác ↔ đem trong đem con bỏ chợ; kham [擔], chịu đựng ↔ khem trong kiêng khem... Về tương quan UNG ↔ UÔNG giữa sùngthuồng, xin nhớ rằng chữ dung [容] trong hình dung, bao dung thì Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của đọc là duông, với các mục: duông thứ; duông nhan; chân duông. Cả chữ dung [蓉] trong tên hoa phù dung [芙蓉] cũng được quyển từ điển này đọc thành [phù] duông.
65. Trẽn trong trơ trẽn: Trẽn là điệp thức của triển [展], có nghĩa là “mở rộng ra”, như trong triển khai, triển lãm. Về IÊN ↔ EN, ta có thí dụ dễ thấy nhất là: yến [燕] ↔ én trong chim én.
66. Trọc trong trằn trọc: Trong phương ngữ Nam bộ, trằn vẫn là một từ độc lập mà Từ điển từ ngữ Nam bộ của TS Huỳnh Công Tín giảng là “1/ ghì xuống, cố làm cho nặng xuống, để giữ không cho di chuyển, cử động” và “2/ có hiện tượng cảm thấy nặng hơn, do mang vác, giữ vật nặng trên người”. Dĩ nhiên là trong trằn trọc thì trằn được hiểu theo nghĩa bóng. Còn trọc là một hình vị gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [𢢗], mà âm Hán Việt là trộc, có nghĩa là “bất an”. Cả hai thành tố đều có nghĩa riêng; chẳng có cái nào là “láy” cả.
67. Tùng trong tiệc tùng: Tùng là một hình vị Hán Việt, mà chữ Hán là [叢], có nghĩa là “tụ tập”.
68. trong ủ ê ủ rũ: có mặt trong ủ êủ rũ với cùng một nội dung ngữ nghĩa nên không phải là yếu tố láy. Huống chi đây hiển nhiên là một từ độc lập, như có thể thấy trong mặt ủ mày chau. là một từ Hán Việt mà chữ Hán là [𤸼], được Hán Nôm đại tự điển cho thiết âm là “ư ngũ thiết” [於五切]. Vậy âm của nó là. Cũng quyển tự điển này ghi cho nó cái nghĩa là “bệnh hoạn” (tật dã [疾也]).
69. Vàng trong vội vàngvững vàng: Trong vững vàng thì vàng là điệp thức của hoàng [皇], có nghĩa là “to lớn, nghiêm trang, tốt đẹp”. Chữ hoàng [皇] này còn có nghĩa là “nôn nao, nóng vội” và với nghĩa này thì nó có điệp thức là vàng trong vội vàng. Vậy tiếng Việt có hai hình vị - thực ra, có thể là từ cổ - vàng khác nhau: vàng 1 trong vững vàngvàng 2 trong vội vàng.
70. Vevãn trong ve vãn: Ve không chỉ có mặt trong ve vãn mà còn có mặt trong vuốt ve với cùng một nội dung ngữ nghĩa nên tất nhiên không phải là một yếu tố láy. Đây hiển nhiên là một từ độc lập như có thể thấy trong ve gáiÔng nghè sai lính ra ve. Còn n cũng là một từ độc lập, được Đại Nam quấc âm tự vị ghi bằng chữ [挽] rồi giảng là “chuyện đặt có ca vần; lời than tiếc, viết vào vải trắng mà đưa kẻ chết”; còn Việt Nam tự điển của Khai Trí Tiến Đức thì ghi bằng chữ [輓] rồi giảng là “câu hát vần có dọng [sic] buồn”. Trong tiếng Việt hiện đại thì từ vãn đã đi một quãng đường chuyển nghĩa rất xa. Chuyện vãn được Từ điển tiếng Việt 2008 ghi chú là động từ và giảng là “nói chuyện vui, cốt để cho qua thì giờ”, còn vãn trong ve vãn thì đã chuyển từ việc dùng những lời ai oán để tỏ lòng tiếc thương người chết sang việc dùng lời ngon tiếng ngọt và/hoặc hành động, cử chỉ mơn trớn để quyến rũ người khác, đặc biệt là phụ nữ.
---
(*) Tiếp theo bài Nghĩa của một số “yếu tố láy” trên Thanh Niên chủ nhật số ra ngày 2.8.2020.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.