Có rất nhiều lý do để người ta tìm đến với Sài Gòn. Để mưu sinh, để tìm kiếm một cơ hội đổi đời, người ta mơ về cuộc sống hào nhoáng nơi thành thị… hay đôi khi cũng chỉ vì nặng tình, nặng nợ, nặng lòng với Sài Gòn.
Tôi làm bạn với Sài Gòn vừa tròn 5 năm, khoảng thời gian không quá dài để tôi hiểu hết về nơi này, nhưng cũng chẳng hề ngắn để tôi yêu Sài Gòn như yêu mảnh đất nơi tôi sinh ra. Văn hóa và con người ở đây trần trụi mà bí ẩn, thân thương nhưng cũng biến đổi không ngừng.
[VIDEO] Ngồi ăn lẩu bò giữa những nấm mồ
|
tin liên quan
Người Sài Gòn nửa đêm háo hức đi ăn 'xôi nhà xác'Quán tên Xôi Mặn, nhưng chẳng mấy ai biết đến cái “tên khai sinh” này. Hầu hết khách đến mua xôi, đều gọi là quán “xôi nhà xác”.
|
“Thiệt ra là quán “Lẩu bò bình dân”, mà người ta không biết tên này, ai cũng kêu “lẩu nghĩa địa” bởi xung quanh toàn mồ mả không thôi. Nguyên xóm là bà con, anh chị em bạn dì với nhau hết. Mấy ngôi mộ cũng là của người thân trong gia đình, thay vì cất nhà thì họ xây mộ để tiện bề trông coi luôn”, thằng Chính (đứa “nhiều chuyện” nhất nhóm tôi) lý giải.
|
Chúng tôi ghé "lẩu nghĩa địa" lúc trời chạng vạng. Con đường dẫn vào quán khá tối và âm u bởi hai bên có rất nhiều ngôi mộ xây theo kiểu cổ
Ngay trên khoảng sân trống của căn nhà ba gian cũ kỹ, lọt thỏm trong con hẻm 498 Nguyễn Thị Định (phường An Phú, quận 2) là vài bộ bàn ghế inox được xếp… không theo một trật tự nào cả. Ánh sáng yếu ớt từ tuýp đèn dài trên trần nhà vô tình phát huy tác dụng làm “lạnh sống lưng” thực khách.
|
tin liên quan
Nơi độc nhất ở Sài Gòn: Ăn xôi lại chảy nước mắt!Hãy tạm quên đi món mì cay khiến giới trẻ Sài Gòn điên đảo. Ăn xôi mà chảy nước mắt, chắc chỉ có chỗ này khiến người Sài Gòn cứ rưng rưng, ấm hơn trong những ngày gió lạnh.
|
“Nước lẩu được hầm với xương ống bò từ trong vòng 11 tiếng đồng hồ, các thành phần khác của con bò để ăn kèm trong lẩu sẽ được phân loại rồi bỏ vào nồi theo thứ tự. Cái nào dai, cứng thì bỏ vào trước, mềm như sườn bò, khoai môn thì từ từ đến gần cuối mới bỏ vào. Còn thịt thì lúc nào khách ăn sẽ tự bỏ vào”, bà Hoa (55 tuổi, chủ quán) cho biết.
|
“Khách ghé quán chủ yếu là dân lao động, học sinh, sinh viên. Mình bán giá vừa phải cho người ta dễ ăn, bán mắc quá tiền đâu họ trả, mà khách không ăn nữa thì mình bán cho ai”, bà Hoa bộc bạch.
|
Một điểm thú vị nữa là chủ quán không dùng bếp gas mini để nấu lẩu mà dùng bếp than, cả nồi đựng nước lẩu cũng không phải loại nồi inox thông thường mà là nồi nhôm đáy dày, không có nắp đậy
Chị Hồng Cẩn (27 tuổi, con gái chủ quán) cho biết: “Nấu trên bếp than thì nước lẩu lâu sôi hơn bếp gas, nhưng hương vị khi ăn sẽ ngon hơn nhiều. Nồi nhôm giữ nhiệt tốt, ăn lẩu bò phải để nước sôi lâu, từ từ làm chín từng miếng thịt, gân, lưỡi bò… mới đúng bài”.
tin liên quan
Người Sài Gòn lưu luyến rủ nhau ăn 'chè âm phủ' gần một thế kỷNgười ta vẫn hay gọi quán chè ấy là chè “cột điện” hay chè “âm phủ”, một quán chè tồn tại gần 1 thế kỷ khiến người Sài Gòn tìm đến khi muốn lưu giữ những gì xưa cũ nhất nơi phố thị.
|
Song, những thực khách lựa chọn “lẩu nghĩa địa” để lấp đầy cái bụng đói thì cho rằng, ngoài yếu tố “liêu trai” thì chính hương vị thơm ngon, đậm đà của nồi lẩu mới là điều quan trọng níu chân họ suốt mười mấy năm qua.
Bình luận (0)