Vụ việc xảy ra vào khoảng 13 giờ 45 ngày 15.12 tại vùng biển quốc tế ở Biển Đông, cách vịnh Subic của Philippines 80 km về phía tây bắc, theo The Washington Post ngày 16.12 dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc, ông Jeff Davis.
Tàu thăm dò đại dương USNS Bowditch của Hải quân Mỹ triển khai 2 chiếc UUV tại khu vực và lúc đó đang điều khiển 2 chiếc UUV này quay về tàu thì một chiếc tàu cứu hộ tàu ngầm lớp Dalang III của Trung Quốc tiếp cận ở khoảng cách 500 m, sau đó thả xuồng nhỏ xuống để bắt 1 chiếc UUV.
UUV là tàu lặn tự hành giúp các tàu Mỹ thu thập thông tin về môi trường dưới lòng biển. Người điều khiển những UUV này là nhân viên hải dương học dân sự, và những thông tin thu thập được không phải là thông tin mật.
Theo ông Davis, tàu Bowditch đã liên lạc với tàu Trung Quốc và yêu cầu trao trả UUV. Tàu Trung Quốc được cho là nhận được thông điệp nhưng không trả lời theo giao thức mà rời khỏi khu vực.
tin liên quan
Tàu chiến Trung Quốc bắt tàu lặn tự hành Mỹ ở Biển ĐôngMột quan chức quốc phòng Mỹ ngày 16.12 tiết lộ tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã bắt một tàu lặn tự hành (UUV) của Hải quân Mỹ ở Biển Đông và Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc phải trả lại chiếc UUV này.
"UUV là của chúng tôi. Trên đó rõ ràng có dấu hiệu của chúng tôi và chúng tôi sẽ lấy lại. Chúng tôi không muốn việc này xảy ra lần nữa", người phát ngôn Lầu Năm Góc tuyên bố.
Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên tiết lộ Mỹ đã liên lạc qua kênh ngoại giao yêu cầu chính quyền Trung Quốc trả lại nhưng chưa nhận được phản hồi.
Vụ việc được cho là đẩy căng thẳng tại Biển Đông gia tăng khi Trung Quốc liên tục đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý tại khu vực. Mới đây, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược của Mỹ (CSIS) công bố những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã triển khai trái phép hệ thống vũ khí trên 7 đảo nhân tạo mà nước này xây đắp phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Một số quan chức Mỹ đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc chiếm giữ UUV của Mỹ. Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Uỷ ban quân vụ Thượng viện Mỹ ngày 16.12 khẳng định đây là "sự vi phạm trắng trợn" luật biển.
tin liên quan
Trung Quốc nói triển khai vũ khí ở Trường Sa là 'hợp pháp' (?)Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 15.12 nói rằng việc triển khai vũ khí phòng không ở các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam là việc làm “hợp pháp” (?).
"Trung Quốc không có quyền chiếm giữ thiết bị này. Và Mỹ không được chấp nhận những hành động xúc phạm này". Ông McCain cho rằng những hành động tương tự sẽ còn tiếp diễn nếu Mỹ không có cách phản ứng mạnh mẽ và dứt khoát, điều mà chính quyền Obama còn thiếu.
Chuyên gia an ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm an ninh mới của Mỹ, ông Patrick Cronin nhận định đây là hành động có tính toàn trước của Trung Quốc và nhằm gửi thông điệp đến chính quyền tổng thống đắc cử Donald Trump.
Ông Trump gần đây đã mở ra một viễn cảnh bất ổn trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc khi phá bỏ quy tắc, gọi điện cho lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ông cũng chỉ trích Trung Quốc vì đã xây dựng pháo đài khổng lồ giữa Biển Đông, tức các đảo nhân tạo phi pháp.
Theo chuyên gia Cronin, Trung Quốc thay vì phải chờ thêm vài tuần để ông Trump nhậm chức, đã quyết định đi nước cờ đầu ngay sát lãnh thổ một đồng minh của Mỹ (Philippines). Ông Cronin cũng cho là Mỹ cần một câu trả lời có sức nặng tương xứng rằng "nếu bất kỳ ai gây sự với Hải quân Mỹ, sự đáp trả sẽ không chỉ bằng lời nói".
Bình luận (0)