Ngày 3.11, bệnh nhân tên T.K.P (35 tuổi, ngụ tỉnh Sóc Trăng) đã đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tái khám viêm đại tràng và nghi ngờ có giun sán với các triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ và dấu hiệu điển hình là thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt do những đốt sán tự rụng ra ngoài ống tiêu hóa...
tin liên quan
Lấy con sán xơ mít dài hơn 10 mét ra khỏi bệnh nhânMột con sán xơ mít dài hơn 10 mét kí sinh gần một năm trong người một người đàn ông ở Quảng Bình đã được các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (TX.Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) gắp ra.
Các bác sĩ đã khám, chỉ định xét nghiệm tìm giun sán và nội soi đại tràng. Trong quá trình nội soi, bác sĩ Nguyễn Anh Kiệt (Khoa Nội soi) đã thấy một con sán xơ mít nằm trong manh tràng và hồi tràng bệnh nhân. Con sán xơ mít được lấy ra bằng kìm cá sấu có chiều dài lên đến hơn 1,2 mét.
Theo bác sĩ Kiệt, để tránh tình trạng như bệnh nhân P., người dân nên ăn chín uống sôi, kiểm tra sức khỏe và tẩy giun định kỳ để phòng ngừa giun sán, và khi nghi ngờ nhiễm giun sán hãy đến phòng khám để được bác sĩ khám, tư vấn cách điều trị triệt để.
Theo các tài liệu y khoa, sán xơ mít là tên dân gian thường gọi của 3 loại sán: Sán dải bò (Taenia Saginata, sinh sống và lây lan từ bò), sán dải heo (Taenia Solium, sinh sống và lây lan từ heo) và sán dải cá (Diphyllobothrium Latum, sinh sống và lây lan từ cá).
tin liên quan
Những dấu hiệu nhận biết bạn đang bị giun sán
Chúng ta khó biết được ký sinh trùng có hay không có trong cơ thể. Sau đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết cơ thể mình có giun sán hay không, theo boldsky.
Sán xơ mít sống trong ruột người, có thể dài đến 7m. Người nhiễm sán xơ mít nhẹ thì thiếu máu và vitamin B6, B12... dẫn đến suy nhược cơ thể, nặng có thể bị động kinh, liệt, mất trí nhớ, tăng áp lực nội sọ, não úng thuỷ, giảm thị lực, mù mắt, bệnh tim...
Điều trị sán xơ mít cho người nhiễm khỏi bệnh không khó nhưng muốn diệt tận gốc, tránh các nguy cơ tái nhiễm thì rất khó khăn. Cách duy nhất diệt hiệu quả các ấu trùng là cả gia đình người nhiễm bệnh phải tiệt trùng các đồ dùng sinh hoạt như quần áo, ly tách, chén bát... bằng nước đun sôi. Sau khi tẩy sán mà 3 tháng sau không thấy đốt sán bò ra ngoài hậu môn mới là điều trị thành công.
tin liên quan
Không bao giờ được lấy ráy tai!'Không bao giờ được lấy ráy tai', giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, khẳng định.
Bình luận (0)