Gốc chè cổ nhất vùng Nậm Ty (Hà Giang) của ông Hoàng Sùng Keng, khoảng hơn 600 năm tuổi.
Khi PV đến, thầy cúng của thôn Nậm Piên đã chuẩn bị xong mâm cúng. Người H’Mông cúng chè, lễ vật là con gà đang sống, sau lời khấn, con gà được hóa kiếp ngay gốc chè cổ để chuyển lời khấn lên thần linh. Mâm cúng còn có thêm năm chén dùng để uống rượu, một chai rượu nếp cùng xấp giấy làm từ rơm rạ.
Nậm Ty nơi có cây chè cổ thụ được xem là già nhất Việt Nam
|
Phải băng qua nhiều quảng đồi mới đến được gốc chè shan cổ thụ
|
Gốc chè cổ thụ hơn 600 năm tuổi của gia đình ông Hoàng Sùng Keng
|
Suốt hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, thầy cúng Hoàng Xuân Chiêu liên tục đọc bài văn cúng, thỉnh thoảng ông lại dừng lời, gieo hai thanh tre xuống đất đôi ba lần, rồi lại cúng.
Trong lúc thầy cúng làm nhiệm vụ "liên lạc" với thần linh, tổ tiên, ông chủ cây chè cổ Hoàng Sùng Keng dẫn khách vào vùng chè.
Ông Keng bảo: “Tôi sinh năm 1957, tổ tiên dặn lại, đến tôi là đời thứ 9 sống ở đất này, mà từ xa xưa thế đã có cây chè này rồi. Vườn nhà tôi hiện có 5 ha chè, trồng rải rác, đất trời chăm sóc chúng nó thôi, chúng tôi chỉ việc thu hái.
Dù lễ vật đơn giản nhưng lời cúng rất cầu kỳ
|
Độc đáo lễ cúng chè Shan tuyết cổ thụ ở Hà Giang - thực hiện: Bình Nguyên
|
Lễ cúng bắt đầu, thầy cúng Hoàng Xuân Chiêu, với hơn 40 năm hành nghề trên thôn bản Nậm Ty, đọc bài văn cúng mà ông thuộc làu. Trong văn cúng của ông, có cả Mỹ, Pháp, Canada, Nga, Hàn Quốc… Hóa ra đấy là đoạn báo cáo tổ tiên rằng hôm nay có khách quý từ các nước đến vùng chè, cầu mong tổ tiên chúc phúc cho họ.
Uống chén chè shan cổ thụ, không chỉ là thức uống giá trị, bổ dưỡng mà còn là một trải nghiệm thú vị về những nét
văn hóa đặc sắc.
Sau khi cúng xong, thầy cúng leo lên cây hái những búp chè non
|
Tặng "lộc" cho những người khách phương xa
|
Bình luận (0)