Lễ hội Khai Hạ - Cầu An đón bằng di sản trước ngày giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt

25/08/2022 12:35 GMT+7

Trước ngày giỗ lần thứ 190 của Tả quân Lê Văn Duyệt, UBND Q.Bình Thạnh (TP.HCM) làm lễ đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể đối với Lễ hội Khai Hạ - Cầu An tổ chức hằng năm tại lăng Ông Bà Chiểu.

Sáng 25.8, UBND Q.Bình Thạnh tổ chức lễ đón bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Khai Hạ - Cầu An tại lăng đức Tả quân Lê Văn Duyệt.

Lễ hội này được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch ký quyết định công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hồi tháng 4.2022, trên cơ sở đề xuất của UBND TP.HCM. Buổi lễ đón bằng chứng nhận diễn ra trước ngày giỗ lần thứ 190 của đức Tả quân Lê Văn Duyệt sẽ diễn ra vào sáng mai (26.8).

Bà Phan Thị Thắng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, thành phố có 3 lễ hội được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 2 lễ hội còn lại là: lễ hội Nghinh Ông ở Cần Giờ và lễ hội Nguyên Tiêu ở Q.5

NHẬT THỊNH

Lễ Khai hạ - Cầu an thường diễn ra vào mùng 7 tháng Giêng hằng năm, tại lăng đức Tả quân Lê Văn Duyệt. Các nghi thức tế, lễ được tổ chức theo nghi thức tế lễ cung đình triều Nguyễn gắn bó mật thiết, thể hiện sống động hoạt động sản xuất, sinh hoạt trong đời sống nhân dân. Lễ hội được chia thành nhiều phần khác nhau như: hạ nêu, khai bút và khai ấn

NHẬT THỊNH

Lễ hội là điểm nhấn sinh hoạt văn hóa của người dân Nam bộ và TP.HCM nhằm cầu mong mưa thuận, gió hòa và kỳ vọng một năm mới công việc thuận lợi, làm ăn hanh thông; đồng thời thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong lao động, sinh hoạt và bảo vệ đất nước

NHẬT THỊNH

Trong lễ khai hạ cầu an thường kèm theo những chầu hát bội sống động, tinh tế, sâu sắc với các tuồng tích như: Ngọc Quỳnh lâm tế, Thần Nữ dâng ngũ linh kỳ, San Hậu… lý do là khi sinh thời, tả quân Lê Văn Duyệt rất thích tuồng San Hậu. Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt cho rằng tuồng hát không chỉ mang giá trị văn hóa mà còn lồng ghép mục đích giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân về đạo lý làm người, uống nước nhớ nguồn của người dân Việt.

NHẬT THỊNH

Sau phần công bố quyết định, ban tổ chức trang trọng thực hiện nghi thức rước bằng chứng nhận vào điện thờ, báo cáo bậc tiền nhân

NHẬT THỊNH

Lãnh đạo TP.HCM cũng đề nghị Sở VH-TT, Sở Du lịch phối hợp với chính quyền địa phương hợp tác chặt chẽ, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội để luôn có ví trí xứng đáng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Nam bộ. Bên cạnh đó, cần có nhiều hình thức quảng bá di sản này đến cả nước và bạn bè quốc tế, trở thành điểm đến trang nghiêm nhưng vẫn hấp dẫn, gần gũi, đặc trưng của du lịch mà du khách không thể bỏ qua khi đến thành phố.

NHẬT THỊNH

Lãnh đạo TP.HCM nhìn nhận có cơ sở để khẳng định rằng lễ hội Khai Hạ - Cầu An là một di sản văn hóa quan trọng của vùng đất Gia Định - Sài Gòn xưa và TP.HCM ngày nay. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư (năm nay 102 tuổi) đến dự lễ đón nhận bằng chứng nhận di sản phi vật thể

NHẬT THỊNH

Tả quân Lê Văn Duyệt (1763 - 1832) sinh ra tại thôn Long Hưng, H.Kiến Hưng, đạo Trường Đồn (nay là xã Long Hưng, H.Châu Thành, Tiền Giang), là một trong “Ngũ hổ tướng” thành Gia Định với 2 lần làm Tổng trấn Gia Định thành. Ông cũng được đánh giá là người có công lớn trong việc mở mang bờ cõi, phát triển vùng đất Nam bộ

NHẬT THỊNH

Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là bà Đỗ Thị Phận được xây dựng năm 1948, thường gọi là lăng Ông Bà Chiểu. Khu lăng mộ một thời được coi như biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa với hình ảnh cổng tam quan của lăng được in trên các tấm thiệp bưu chính trước năm 1975, đặc biệt là ở mặt sau tờ tiền 100 đồng. Toàn bộ khu lăng được công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1989

NHẬT THỊNH

Bao quanh lăng là bước tường vàng dài khoảng 500 m, cao 1,2 m. Lăng có 4 cổng tại 4 tuyến đường: Phan Đăng Lưu, Lê Văn Duyệt, Vũ Tùng và Trịnh Hoài Đức (Q.Bình Thạnh). Bên trong lăng có nhiều hạng mục như phần mộ, nhà bia, điện thờ, các công trình lợp ngói âm dương. Công trình mang kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn với điểm nhấn là kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ

NHẬT THỊNH

Trong khuôn khổ lễ đón bằng chứng nhận, người dân và du khách có thể tham gia các trò chơi dân gian, xin chữ, thưởng thức chương trình nghệ thuật sân khấu truyền thống...

NHẬT THỊNH

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.