Leflair khởi động kỷ nguyên mới tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam

30/04/2022 08:44 GMT+7

Quay trở lại thị trường Việt Nam với mục tiêu "phượng hoàng trở lại từ trong tro tàn", Leflair đang chuyển mình mạnh mẽ từ một sàn thương mại điện tử trở thành một hệ sinh thái bán lẻ và tiếp thị trong phân khúc hàng hiệu.

Rời vị trí CEO (Tổng giám đốc điều hành) của Leflair để đảm trách nhiệm vụ lớn hơn - COO (Tổng giám đốc vận hành) của Leflair Group, bà Ngô Thị Châm khẳng định mình đang có được cả “thiên thời, địa lợi và nhân hòa” để khởi động kỷ nguyên mới - phượng hoàng trở lại từ trong tro tàn - cho thương hiệu Leflair.

Bà Ngô Thị Châm - Tổng giám đốc vận hành của Leflair Group

NVCC

* Gần 1 năm Leflair trở lại thị trường Việt Nam, guồng quay có chạy theo đúng kỳ vọng của bà?

- Bà Ngô Thị Châm: Cùng thời điểm này của một năm trước, Society Pass (SoPa) quyết định mang nền tảng Leflair quay lại với thị trường Việt Nam.

Đến thời điểm này, nhìn lại những kết quả của Leflair, tôi vẫn cảm thấy sự hồi hộp còn nguyên khi mỗi ngày ngồi nhìn và đếm những tương tác hai chiều, những giao dịch đầu tiên của Leflair cùng người dùng. Những nỗ lực có lẽ đã được hồi đáp khá tích cực khi chỉ sau hơn 1 tháng chính thức triển khai nhận giao dịch, Leflair đã liên tục tăng trưởng với mức hai con số qua mỗi tuần, đồng thời, ghi nhận số đơn hàng kỷ lục, tăng gấp 6 lần so với thời điểm chính thức mở giao dịch vào tháng trước.

Trên thực tế, mức tăng trưởng giúp Leflair đạt tổng doanh số vượt gấp 3 lần so với kỳ vọng của đội ngũ Leflair và chủ đầu tư Sopa. Cùng với tình hình kinh doanh thuận lợi, Leflair còn có thêm nhiều lợi thế mới ngay sau khi Society Pass (Sopa) chính thức IPO. Thêm nhiều nguồn vốn đổ vào và được SoPa dùng để tái đầu tư vào hệ sinh thái Sopa, trong đó có thương hiệu Leflair. Với các cam kết đầu tư mở rộng từ Sopa ngay sau IPO cùng sự hậu thuẫn từ các giá trị cộng thêm của hệ sinh thái chung Sopa, Leflair cũng chính thức triển khai nhiều hoạt động để mở rộng kinh doanh và thực hiện tái cấu trúc thành Leflair Group như hiện nay. Chúng tôi đã có một hành trình bận rộn với những kết quả rất đáng tự hào.

* Việc tái cấu trúc từ một sàn thương mại điện tử trở thành một hệ sinh thái đòi hỏi sự nâng cấp, thay đổi như thế nào về các hoạt động điều hành, quản trị của LFG? Bà đã chuẩn bị những gì cho nhiệm vụ mới này?

- Ngay sau khi tái cấu trúc, nền tảng Leflair quen thuộc cũng chính thức ra mắt với chiến lược mới, tập trung phát triển nền tảng Leflair thành một hệ sinh thái bán lẻ và tiếp thị trong phân khúc hàng hiệu và phong cách sống có tính kết nối rộng khắp hàng đầu Đông Nam Á.

Với hành trình tái cấu trúc này, Leflair Group cũng sẽ tiếp tục mở rộng việc đàm phán M&A (mua bán và sáp nhập) nhằm mua lại các nền tảng có liên quan trong phân khúc bán lẻ trực tuyến, lĩnh vực phong cách sống, truyền thông và tiếp thị… Đồng thời, từng bước tiến tới các vòng gọi vốn để thu hút nhà đầu tư và hướng đến việc niêm yết - IPO trong thời gian tới.

Việc mở rộng hệ sinh thái của Leflair Group sau tái cấu trúc sẽ có khá nhiều thay đổi trong công tác vận hành. Có nhiều thách thức phải đối mặt, từ việc sắp xếp lại các vị trí nhân sự đến việc quản trị tài chính hay quản trị hệ thống nhằm đảm bảo vận hành tốt tất cả các nhánh dịch vụ mở rộng sau các hoạt động M&A, cho tới việc vận hành đảm bảo được tính kết nối mượt mà, giúp các thành viên trong hệ thống có sự hỗ trợ lẫn nhau hiệu quả nhất.

Để hiểu đơn giản hơn thì việc quản trị Leflair Group sau khi tái cấu trúc sẽ không chỉ đơn thuần là quản trị một nền tảng mua sắm trực tuyến mà hướng đến quản trị một chuỗi cung ứng khép kín và hoàn thiện nhằm tối ưu hóa các hoạt động của từng thành viên, hỗ trợ lẫn nhau để hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thúc đẩy doanh thu cao hơn. Từ đó, tạo ra lợi nhuận chung cho tất cả các thành viên trực thuộc hệ sinh thái LFG.

Tuy các nền tảng mới gia nhập và các thành viên mới sẽ vẫn duy trì hoạt động kinh doanh độc lập nhưng tất cả vẫn phải tuân thủ các thỏa thuận quản lý theo quy chuẩn chung và chịu sự kiểm soát của LFG, đặc biệt trong vấn đề minh bạch thông tin và tài chính. Chính vì vậy, nhiệm vụ vận hành của Leflair Group sẽ cần sự thông hiểu các quy chuẩn chung từ công ty mẹ SoPa như thiết lập sự minh bạch tài chính hay trong việc kiến tạo đội ngũ, tinh chỉnh hệ thống nhân sự gọn gàng sao cho đúng người, đúng việc, đồng thời, giữ gìn, phát huy văn hóa kinh doanh của Leflair Group nói riêng và SoPa nói chung.

Sau một năm đảm nhiệm vai trò CEO của Leflair, sau khi tái cấu trúc, tôi rất trân trọng sự tin tưởng của SoPa khi được bổ nhiệm đảm nhận vai trò mới là Tổng giám đốc vận hành (COO). Cùng với sự hiểu biết về nền tảng Leflair, kinh nghiệm làm việc trong quá khứ và sự hỗ trợ của ban lãnh đạo SoPa cũng như toàn thể nhân viên và sự xuất hiện của người đồng nghiệp mới trong ban lãnh đạo của LFG là ông Loic Gautier trong vai trò CEO, tôi nghĩ mình đang có được cả “thiên thời, địa lợi và nhân hòa”.

Ngay sau khi tái cấu trúc, nền tảng Leflair quen thuộc cũng chính thức ra mắt với chiến lược mới, tập trung phát triển nền tảng Leflair thành một hệ sinh thái bán lẻ và tiếp thị trong phân khúc hàng hiệu và phong cách sống có tính kết nối rộng khắp hàng đầu Đông Nam Á

* Trở lại Việt Nam sau nhiều lùm xùm, chỉ 1 thời gian ngắn đã tính chuyện tái cấu trúc thành một hệ sinh thái với tham vọng đặt dấu ấn riêng tại thị trường Việt Nam, bà có lo ngại Leflair rơi vào tình trạng chạy theo lượng, chạy theo việc mở rộng quy mô thay vì chất lượng dịch vụ không?

- Trên thực tế, nền tảng Leflair sau khi tái cấu trúc không còn là một “Single Platform” - một nền tảng đơn lẻ kinh doanh thương mại điện tử mà được chủ đầu tư SoPa phân nhánh, tập trung phát triển nền tảng Leflair thành một hệ sinh thái bán lẻ trong phân khúc hàng hiệu và phong cách sống có tính kết nối rộng khắp hàng đầu Đông Nam Á. Nói đơn giản thì đây là hành trình thiết lập một hệ sinh thái riêng, từng bước thành một chuỗi cung ứng hoàn thiện để thu hút thêm các thành viên mới (thông qua M&A) và mở rộng thị trường, tinh giảm chi phí và tối đa hoá lợi nhuận.

Khi các thành viên của chuỗi cung ứng nằm chung trong hệ sinh thái LFG nói riêng và hệ sinh thái SoPa nói chung sẽ được thừa hưởng nhiều công nghệ giúp tối ưu quá trình tiếp cận những tập khách hàng mục tiêu, tổ chức các hoạt động tiếp thị - marketing theo nhiều hình thức khác nhau để dễ dàng mang lại hiệu quả về doanh thu, tăng độ trung thành của khách hàng đối với các thương hiệu mà họ yêu thích, cũng như mang lại các giá trị kinh doanh khác một cách nhanh nhất, trực tiếp nhất, hiệu quả nhất và tiết kiệm chi phí nhất.

* Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang “nở rộ” với sự cạnh tranh của nhiều ông lớn. Đâu sẽ là thế mạnh, là vũ khí cạnh tranh của LFG?

- Chúng tôi luôn tin vào giá trị của nền tảng, của hệ sinh thái chung và giá trị con người của Leflair Group. Bên cạnh đó, do nằm trong hệ sinh thái của SoPa và cam kết đầu tư lâu dài, mở rộng của Sopa, Leflair cũng được thừa hưởng nhiều công nghệ giúp tối ưu quá trình tiếp cận những tập khách hàng mục tiêu cũng như mang lại các giá trị kinh doanh khác một cách nhanh nhất, trực tiếp nhất và hiệu quả nhất.

Các khách hàng của Leflair Group cũng sẽ có cơ hội tiếp cận các deal giá tốt trên các nền tảng khác trong cùng hệ sinh thái Sopa, từ thương mại điện tử, du lịch, hậu cần thông minh (smart logistics) cho đến nhà hàng và ăn uống (F&B) và đây là một giá trị có tính cộng hưởng rất lớn để giữ chân người dùng.

* COO của SoPa vừa tới Việt Nam - bà Pamela Aw Yong là một người phụ nữ tràn đầy năng lượng. Bà cũng mới được bổ nhiệm vào vai trò COO của LFG. Chuyện hai nữ tướng được “chọn mặt gửi vàng” để quản trị, vận hành hai hệ sinh thái chỉ là tình cờ hay là chủ trương ưu tiên nữ quyền của công ty? Bà có cho rằng nữ giới ở vị trí này sẽ tạo được nhiều ưu thế hơn so với nam giới?

- Tại SoPa nói chung và Leflair Group nói riêng, chúng tôi không có sự bất bình đẳng giới mà được hoàn toàn bình đẳng trong cạnh tranh. SoPa là một tập đoàn đa quốc gia, sở hữu một nền tảng khách hàng trung thành dựa trên dữ liệu hàng đầu Đông Nam Á, niêm yết trên Nasdaq nên chúng tôi nhìn nhận và chọn lựa nhân sự dựa trên sự tin tưởng vào thế mạnh riêng của từng cá nhân và đồng thời, đánh giá tầm nhìn chiến lược, sự sáng tạo và khả năng nắm bắt vĩ mô và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các cá nhân, từ đó, đặt họ vào vị trí thích hợp để phát huy tối đa năng lực của họ.

Cũng khá ngạc nhiên là so với các tập đoàn khác thì SoPa ngẫu nhiên lại có khá nhiều lãnh đạo là nữ giới, chiếm giữ nhiều vị trí chủ chốt trong ban lãnh đạo. Trên thực tế, tập đoàn cũng luôn tạo cơ hội cạnh tranh công bằng và sẵn sàng trao quyền cho phụ nữ nếu cá nhân hội đủ các điều kiện tiên quyết của một nhân sự có giá trị là sự tử tế, thái độ làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo hiệu quả, luôn giữ vững nhiệt huyết cùng sự cầu tiến, cầu thị trước các vấn đề.

Từ góc độ cá nhân, tôi nghĩ nữ giới trong vai trò nào cũng có không ít lợi thế khác biệt và hiệu quả trong điều hành so với phái nam, vì chúng tôi có sự kiên nhẫn trong việc lắng nghe, sự linh hoạt trong tổ chức, quản trị công việc và khả năng quan sát cũng như sức bền cao, đặc biệt là khả năng kết nối cộng đồng tốt.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.