tin liên quan
Chính phủ Nhật bị buộc bồi thường cho người dân vì rò rỉ phóng xạTổng thư ký Guterres, người đang có chuyến công du Thái Bình Dương để nâng cao nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu, khẳng định rằng người dân khu vực này vẫn cần giúp đỡ để giải quyết tình trạng nhiễm phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân.
“Hậu quả của các vụ thử này rất nghiệm trọng, đối với sức khỏe, đối với việc gây nhiễm xạ biển tại một số khu vực”, ông Guterres nhấn mạnh.
“Quan tài” hạt nhân mà ông Guterres nói đến là mái vòm bê tông, được xây dựng cuối thập niên 1970 trên đảo Runit, một phần của đảo san hô vòng Enewetak để chứa chất thải từ các vụ thử hạt nhân.
Đất và tro phóng xạ từ các vụ nổ được đổ vào một chiếc hố và được bít lại bằng một vòm bê tông dày 45 cm. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời và đáy hố chưa được bịt kín dẫn tới lo ngại chất thải có thể rò rỉ ra Thái Bình Dương.
Quan sát cho thấy các vết nứt đã xuất hiện trên vòm bê tông sau nhiều thập niên và các chuyên gia lo ngại vòm này có thể bị vỡ một khi có cơn bão quét qua đây.
Tại quần đảo Marshall này, nhiều cư dân đảo bị buộc phải sơ tán và tái định cư trong khi hàng ngàn người bị phơi nhiễm phóng xạ.
Đảo quốc này từng chứng kiến 67 vụ thử vũ khí hạt nhân của Mỹ giai đoạn 1946-1958 ở các đảo san hô vòng Bikini và Enewetak, khi nơi này còn chịu sự quản lý của Mỹ.
Trong số này có vụ thử bom hydro Bravo vào năm 1954, loại bom mạnh nhất được Mỹ kích nổ với sức công phá gấp khoảng 1.000 lần so với quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.
Bình luận (0)