Liên minh châu Âu sắp có thành viên mới?

22/03/2024 17:04 GMT+7

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết Bosnia và Herzegovina hiện hoàn toàn phù hợp với chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU).

Các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý khởi động các cuộc đàm phán với Bosnia và Herzegovina về việc gia nhập khối, theo The Guardian ngày 22.3. Tuy nhiên, quốc gia vùng Balkan này cần tiến hành cải cách nhiều hơn trước khi các cuộc đàm phán chính thức bắt đầu.

"Chúc mừng! Vị trí của bạn là trong gia đình châu Âu của chúng tôi. Quyết định hôm nay là một bước tiến quan trọng trên con đường EU của các bạn", Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel viết trên X.

Liên minh châu Âu sắp có thành viên mới?- Ảnh 1.

Cờ châu Âu bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels (Bỉ)

REUTERS

Quyết định này được xem là một cột mốc lịch sử đối với Bosnia và Herzegovina, thắp thêm hy vọng cho nước này vượt qua bất ổn trong bối cảnh mâu thuẫn sắc tộc và các mối đe dọa ly khai gần ba thập niên sau chiến tranh.

Bà Elvira Habota, Giám đốc Tổng cục Hội nhập châu Âu của Bosnia và Herzegovina cho biết quyết định ngày 21.3 mang theo tín hiệu lạc quan đối với người dân, tổ chức, chính quyền và toàn bộ đất nước.

Bosnia và Herzegovina đã là ứng viên chính sau 6 năm nộp đơn xin gia nhập EU. Tuy nhiên, trước khi được EU "bật đèn xanh" để chuyển sang giai đoạn tiếp theo, nước này cần phải thực hiện nhiều cải cách quan trọng. Quá trình này thường kéo dài nhiều năm trước khi một quốc gia chính thức gia nhập EU, theo The Guardian.

Lãnh đạo Airbus cảnh báo châu Âu chưa sẵn sàng đối đầu quân sự với Nga

Thử thách tiếp theo là Bosnia và Herzegovina phải phát triển đất nước liên tục, theo ông Michel. Brussels tuần trước cho biết nước này đã hoàn thành một số bước cần thiết, nhưng vẫn còn tồn đọng về một số cải cách bầu cử và tư pháp.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết Bosnia và Herzegovina là hoàn toàn phù hợp với chính sách an ninh và đối ngoại của EU.

Các nước láng giềng trong khu vực của Bosnia và Herzegovina như Bắc Macedonia, Montenegro, Serbia và Albania cũng cố gắng thúc đẩy gia nhập EU, nhưng tất cả vẫn chưa trở thành thành viên.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã tiếp thêm động lực cho nỗ lực của EU nhằm mở rộng về phía đông và trung Âu. Sau Bosnia và Herzegovina, các nhà lãnh đạo EU kêu gọi tiến hành nhanh chóng các cuộc đàm phán về việc gia nhập của Ukraine và Moldova vào tháng 12.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.