Để vươn tới mục tiêu vừa nêu, EU đưa ra ý tưởng thỏa thuận và ký kết với những đối tác được lựa chọn kỹ càng khuôn khổ quan hệ chiến lược mới với tên gọi là Quan hệ đối tác về phòng thủ và an ninh.
Theo những gì đã được EU công bố, khuôn khổ quan hệ trên trong thực chất là cấp độ và chất lượng cao hơn về hợp tác an ninh và phòng thủ. Nó bao gồm gặp gỡ định kỳ giữa EU và đối tác ở cấp bộ trưởng, hợp tác cùng đầu tư và thực hiện những dự án nhất định liên quan đến an ninh và phòng thủ, tập trận quân sự chung, cùng nhau tiến hành những chiến dịch và hoạt động quân sự, thực thi cứu trợ khẩn cấp, nhân đạo…
Vì gần như tất cả các thành viên EU đều là thành viên NATO, nên châu Âu không phải là châu lục hay khu vực mà EU nhằm đến với hình thái quan hệ đối tác mới này. Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới là nơi EU hướng đến trước hết. Vì thế, không có gì là khó hiểu khi những đối tác bên ngoài được EU ưu tiên tìm đến cho ý tưởng trên là Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc.
Kiến tạo được mối quan hệ đối tác về an ninh và phòng thủ với những đối tác trên, EU thuận tiện tham gia được cuộc chơi lợi ích chiến lược và ảnh hưởng chính trị thế giới hiện tại cũng như trong tương lai ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Những đồng minh xa có thể giúp EU thêm vị thế ở châu Âu.
Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO sau thời gian dài phản đối
Bình luận (0)